PHIÊN ÂM ĐÔI CÂU ĐỐI VÀ BỨC HOÀNG PHI
HIỂN KỲ QUANG
Phát huy truyền thống vẻ vang của Gia đình
Câu đối vế bên phải
Tổ khảo vĩnh thùy gia đậu sắc
Cố ca tổ tiên lưu truyền vĩnh cửu những mẫu mực của gia đình mình
Câu đối vế bên trái
Vân du trường lộc kỷ kỳ khang
Con cháu phát huy mãi mãi sự nghiệp lâu đời của tổ tiên
TIỂU SỬ QUAN NGHÈ
Họ Vũ xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ VIII trước Công nguyên ở làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng - tỉnh Hải Dương. Đến đời thứ 17 có một phái di cư vào Nghi Công - Nghi Lộc - Nghệ An và Xuân Hội - Nghi Xuân - Hà Tĩnh là mảnh đất phù sa, nên dân xã nhiều vùng nơi khác đến lập cư. Sang thế kỷ XIV, có 3 anh em ruột họ Vũ sang lập cư ở Đan Nhai (Tên cũ xã Xuân Hội). Đến thế kỷ XV mới hình thành ba ông Tổ họ Vũ. Thỉ Tổ của quan Nghè là Vũ Văn Trì. Đời thứ nhất là ông Vũ Văn Diên và bà Nguyễn Thị Toại, người xã Hội Thống, là hậu duệ tôn đời thứ 9 của Thủy Tổ Vũ Văn Trì. Ông bà sinh được ba ông: Quan Nghè là con út. Quan Nghè sinh ngày 13/3 năm Ất Mạo (1795). Lúc mới sinh tên là Vũ Văn Thưởng. Khi đi học đổi tên là Vũ Đức Mận, hiệu là Tuân Phổ. Khi đi thu sợ phạm húy đổi tên là Vũ Thời Mận, tên chữ là Tốn Chỉ. Ngày xưa Xuân Hội không phải đất học mặc dầu đất tổ họ Vũ ở làng Mộ Trạch có 30 tiến sỹ. Trong 131 tiến sỹ họ Vũ ghi trên bia đá Quốc Tử Giám chưa kể tiến sỹ trong triều Nguyễn. Do đó Vũ lúc đó làm thuần nông. Nhưng mấy anh em của Ngài lại học giỏi. Anh ruột của Ngài là Vũ Văn Hiên đậu tú tài năm Tân Tỵ (1821), trong xã chỉ có 5 tú tài. Chú ruột của Ngài là Vũ Văn Huề, đậu cử nhân. Vì thế việc đỗ đạt của các ông đã khích lệ việc học cho con cháu sau này.
Quan Nghè đậu cử nhân năm Ất Dậu (1825). Năm Bính Tuất (1826) thi hội Ngài đậu thứ 3. Thi đình đậu Tiến sỹ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân (khóa thi đình này có khoảng 200 thí sinh, chỉ có 10 người đậu tiến sỹ. Trong đó huyện Nghi Xuân có 2 ông đậu. Ông Ngụy Khắc Tuần xã Xuân Viên và Quan Nghè Hội thống).
Quãng đời làm quan của Ngài cũng hai sương một nắng. Sơ bộ làm tri phủ ở Quảng Ngãi rồi triệu vào kinh làm Lang Trung Bộ Hình, ra làm Đốc học Định tướng, Thăng Án sát tỉnh Hưng Yên (Phú), giúp Tuần vụ trông coi việc canh phòng. Rồi lại đổi ra làm giáo thụ tỉnh Quảng Yên. Rồi lại đổi ra làm Đốc học tỉnh Ninh Bình. Khi cha Ngài qua đời, Ngài về cự tang, thời kỳ này Ngài đã chán việc làm quan, định ở nhà luôn nhưng lại có chỉ vời ra làm việc, trong lòng không thanh thản nhưng vẫn phải đi. Tiếp đó Ngài làm đốc học tỉnh Nam Định. Rồi lại về kinh nhậm chức Lang Trung. Rồi lại làm Án sát tỉnh Nam Định (Theo Đăng khoa lục thì làm Bố chánh).
NGÀI ĐƯỢC PHONG SẮC
Phụng chính đại phu Hàn lâm thị giảng
Ngài mất ngày 21/10 năm Bính Dần (1826), thọ 72 tuổi.
Nhà thờ của Ngài làm bằng gỗ lợp tranh lâu ngài bị mối mọt. Đến năm Quý Mùi (1943), nhà thờ bị cháy nên bút tích của Ngài chẳng còn gì ngoài bài vị, bảng vàng, vài ba câu đối. Văn chương sự nghiệp của Ngài chẳng còn để lại. Rương sách cũng bị cháy hết. Văn thơ trong dân xã còn nhớ ít nhiều về của Ngài mà thôi.
(Tài liệu này do thầy Vũ Giáp Hội thống lập)
TỔ HỌ VŨ
Nguyên quán xã Hội Thống - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh
TỔ HỌ VŨ
Nguyên quán xã Hội Thống - huyện Nghi Xuân - tỉnh Hà Tĩnh
Họ Vũ xuất hiện ở Việt Nam vào cuối thế kỷ VIII trước Công nguyên ở làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng - huyện Cẩm Bình - tỉnh Hải Dương. Đến đời thứ 17 có một phái người tám ông di cư vào làm ăn ở xã Nghi Công - Nghi Lộc - Nghệ An và Xuân Hội - Nghi Xuân - Hà Tĩnh là mảnh đất bồi sa nên dân xã nhiều vùng ở nơi khác đến lập cư. Sang thế kỷ XIV, có 3 anh em ruột họ Vũ sang lập cư ở Đan Nhai (Tên cũ là Hội Thống). Đến thế kỷ XV mới hình thành ba ông Tổ họ Vũ (Trong số tám ông)
Ba ông Tổ họ Vũ hiện thờ ở nhà thờ Đại tôn.
Vũ Văn hợp, Vũ Văn Đồng, Vũ Văn Khắc
- Đời thứ nhất: Thủy tổ Vũ Văn Trì (Sinh năm 1490)
- Đời thứ hai và Đời thứ ba bị mất gia phả
- Đời thứ tư: Ông Tổ Vũ Văn Vệ
- Đời thứ năm: Thần tổ Vũ Văn Đức (Sinh năm Ất Hợi 1635)
Bà tên là Phan Thị Đựa
- Ngài rất thông minh, làm quan Tri huyện
- Có công lớn đối với dân xã như xây dựng trường học, mở mang đường sá và các việc trong xã.
Ngày giỗ của hai ông bà: ngày 18 tháng giêng.
Ông bà sinh được 5 ông con trai và hai bà con gái
- Đời thứ sáu: Ông con trai thứ 5 của ông Vũ Văn Hộ thuộc Chi nhị
- Đời thứ bảy: Ông Tổ Vũ Nhật Long
Và bà Nguyễn Thị Đính
- Đời thứ tám: Ông Tổ Vũ Bá Điều (Ông con trai đầu của ông Tổ Long)
Bà vợ tên là Nguyễn Thị Khải
- Ông Tổ Vũ Bá Điều sinh được 4 ông con trai.
+ Ông thứ nhất là Vũ Văn Diên, bà là Nguyễn Thị Toại
+ Ông thứ hai là Vũ Duy Dương, bà là Trần Thị Thừa
(Ông Tổ của Chi thứ Chi Nhị)
+ Ông thứ ba: Vũ Văn Huyên
+ Ông thứ tư: Vũ Văn Hạn
CHI THỨ HAI
- Đời thứ chín: Ông Tổ Vũ Duy Dương và bà Trần Thị Thừa
Ông bà sinh được một ông con trai.
- Đời thứ mười: Ông Tổ Vũ Duy Tối và bà Đặng Thị Thiện
Ông bà sinh được ba ông con trai.
- Đời thứ mười một: Ông đầu: Vũ Duy Toát
Ông thứ hai: Vũ Duy Bạt
Ông thứ ba: Vũ Duy Xiu (đã mất khi bé)
Ông Vũ Duy Bạt mất ngày 22/3 Giáp Tuất 1934.
Sơ qua cuộc đời của ông bà khi ở Hội thống.
Ông bà sinh được ba ông con trai và một bà con gái. Ông bà không làm nghề nông. Bà thì trồng dâu nuôi tằm và làm công việc trong gia đình, các con còn nhỏ. Ông thì đi trẩy thuyền thuê cho họ. Thời gian ít lâu mua sắm được chiếc thuyền và dụng cụ đi chở hàng thuê cho họ. Tiếp đó mua hàng đem chở đi bán các nơi. Được một thời gian không may bị buôn thua bán lỗ, gia tài khánh kiệt. Đời sống quá khó khăn, thiếu thốn. Ông bà đành tạm xa quê hương, để tha phương tầm thực. Ông bà cùng các con tay bồng tay dắc đi ra Cầu Giát để xây dựng cơ nghiệp làm ăn. Lúc đầu ra xin ở nhờ, tiếp đó họ cho ở nhờ một miếng đất, ông bà làm được một cái nhà bằng cột pheo kèo tre để ở. Ông biết làm nghề thợ làm thùng (nên các ông bà kêu là ông thợ Thùng) và làm nghề đan mây rất khéo. Bà thì bán hàng vặt. Ông bà nuôi các con khôn lớn, trưởng thành. Ba ông con đều làm nghề thợ mộc. Ông nào làm cũng giỏi, và cưới vợ cho các ông. Sau đó ông bà làm được hai cái nhà, một cái ở đằng trước cho thuê, cái nhà sau để ở, các ông con thì ở riêng. Do đó đời sống của ông bà cũng bớt khó khăn. Nhưng đến năm 1949 thì bị giặc Pháp lên đốt hết sạch nhà cửa đồ đạc. Bà phải đi ở với các con (Ông mất ngày 22/3 Giáp Tuất 1936. Bà mất ngày 1/10/1953)
Ông bà từ khi ra Cầu Giát lập nghiệp cho đến nay với thời gian trên một trăm năm và trên năm đời.
Vũ tộc nguyên quán xã Hội Thống
CHI THỨ CHI NHỊ VŨ TỘC XÃ CẦU GIÁT
Ông Tổ: Vũ Duy Bạt Mất 22/3/1934
Bà Tổ: Trần Thị Nữ Mất 1/10/1953
Ông bà sinh được ba ông con trai và một bà con gái
Ông con trai đầu: Vũ Duy Niêm
Ông thứ hai: Vũ Duy Đệ
Ông thứ tư: Vũ Duy Đề
Bà con gái: Vũ Thị Dần
ĐƯỜNG BÁ
- Đời thứ 12: Ông Vũ Duy Niêm (Mất ngày 1/1/1974, Thượng thọ)
Ông lấy hai bà:
Bà vợ đầu: Nguyễn Thị Tròn (Mất ngày 10/9/1950)
Bà vợ kế: Nguyễn Thị Tần (Mất ngày 19/6/1993 thọ 70 tuổi)
(Bà không có con)
Ông bà sinh được một ông con trai
- Đời thứ 13: Vũ Ngọc Lân
Ông bà nuôi một bà con nuôi lúc còn nhỏ (Chị của ông Lân)
Bà tên là Vũ Thị Liên, mất ngày 17/2/2006, thọ 90 tuổi.
Ông bà sinh được hai ông con trai: Ông đầu Nguyễn Văn Xưng (Liệt sĩ), Ông thứ hai là Nguyễn Văn Ngụ và một bà con gái là Nguyễn Thị Mạc
Ông Vũ Ngọc Lân (Mất ngày 11/9/2005, thọ 77 tuổi). Ông lấy hai bà:
Bà vợ đầu là Nguyễn Thị Ban Sinh năm 1936
Ông bà sinh được một ông con trai là Vũ Ngọc Thái, sinh 1952.
Bà vợ thứ là Nguyễn Thị Việt, sinh được hai ông con trai
Ông trai đầu là Vũ Ngọc Hòa
Ông trai thứ là Vũ Ngọc Thạch
Và hai bà con gái là Vũ Thị Nghĩa và Vũ Thị Hiền
- Đời thứ 14: Ông Vũ Ngọc Thái
Lấy hai bà:
* Bà vợ đầu là Ngô Thị Sinh. Ông bà sinh được hai ông con trai và một bà con gái.
- Đời thứ 15: Ông trai đầu là Vũ Ngọc Hoàng Sinh năm 1974
ĐT 0947803567
Ông trai thứ là Vũ Ngọc Hải Sinh năm 1976
Bà con gái Vũ Thị Hà
ĐƯỜNG THÚC
- Đời thứ 12: Ông Vũ Duy Đệ mất ngày 29/2/1975, thọ 78 tuổi
Bà Lương Thị Đàm mất ngày 16/4/1968, thọ 66 tuổi.
Ông bà sinh được năm người con (mất đi ba người khi còn nhỏ), còn lại một ông con trai là Vũ Duy Trành và một bà con gái út là Vũ Thị Tĩnh, sinh năm 1936.
Bà lấy làm hai ông Nguyễn Văn Lập, bà không có con.
- Đời thứ 13: Ông Vũ Duy Trành Sinh năm 1926
Bà Hồ Thị Mai Sinh nănm 1928
Ông bà sinh được ba ông con trai và năm bà con gái. Ông con trai đầu là Vũ Đức Phượng (liệt sĩ) khi 21 tuổi. Còn hai ông là Vũ Đức Hùng và Vũ Duy Hiệp. Còn năm bà con gái thì mất bà thứ hai khi còn nhỏ. Còn lại bốn bà: Bà con gái đầu là Vũ Thị Chắt, sinh 1949 và các bà em: Vũ Thị Hà, sinh 1958; bà Vũ Thị Hằng, sinh 1960; bà Vũ Thị Hân, sinh 1969.
- Đời thứ 14: Ông Vũ Đức Hùng, sinh năm 1956.ĐT:0912518659
Bà vợ Vũ Thị Hồng, sinh năm 1961.ĐT:0383864527
Ông bà sinh được hai ông con trai và hai bà con gái
- Đời thứ 15:
Ông con trai đầu là Vũ Đức Toàn, học sinh trung học phổ thông, mất ngày 17/4/2001, hưởng dương 17 tuổi. Còn ông thứ là: Vũ Đức Tân, sinh năm 1988 và hai bà chị gái là Vũ Thị Mỹ, sinh năm 1982, bà thứ là Vũ Thị Quý, sinh năm 1986.
GIA ĐÌNH ÔNG CON TRAI THỨ
Ông Vũ Duy Hiệp Sinh năm 1963 ĐT :0917114328
Bà Văn Thị Phương Sinh năm 1970
Ông bà sinh được hai bà con gái:
Bà đầu là Vũ Thị Quỳnh Lê Sinh năm 1993
Bà thứ hai là Vũ Thị Việt Linh Sinh năm 1999
Lai lịch con ông con trai đầu là: Vũ Đức Phượng.
Quê quán xã: Cầu Giát, sinh ngày 23/1/1952 (Giáp Tý)
Hy sinh ngày 24/10/1973, hưởng dương 21 tuổi.
Thanh niên, học sinh trung học phổ thông, gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, bảo vệ Tổ quốc tháng 4/1970, chức vụ trung đội trưởng, thuộc đội 3, đại đội 3, tiểu đoàn 9, trung đoàn Sông Hương QK 9. Được tặng thưởng một huân chương kháng chiến hạng ba và một huân chương giải phóng. Hy sinh ngày 24/10/1973, tức 01/10 âm lịch tại ấp 3, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thưo. Phong tặng Liệt sỹ.
Thi hài của ông gia đình đã đưa về ngày 09/3 Mậu Tuất, tức 14/4/2008
Mộ để tại Nghĩa trang huyện Quỳnh Lưu.
ĐƯỜNG THÚC
- Đời thứ 12:
- Ông Vũ Duy Đề, tên thường gọi là ông Tư. Bà vợ là Nguyễn Thị Xuân đều ở xã Cầu Giát. Sinh thời ông làm nghề thợ mộc. Ông bà sinh được hai bà con gái. Bà đầu là Vũ Thị Lùng, bà thứ Vũ Thị Rùn.
Cuộc đời của hai ông bà: Ông con người trung hậu, thông minh, lanh lẹ, có tài, đẹp trai, trắng trẻo, có chí làm ăn để đưa cuộc sống vươn lên. Nhưng cuộc đời lại không được như ý muốn. Đương thời làm nghề thợ mộc ở Cầu Giát. Đến năm 1930, ông đi vào Đà Lạt để làm ăn. Được vài ba năm không đủ ăn tiêu lại trở về Cầu Giát. Trong thời gian ở nhà, ông đi quan hệ với các công sơ nhận thầu sửa chữa các công trình nhưng lại bị thua lỗ. Thời gian này ông mới lấy bà Xuân. Sau đó hai ông bà đi vào Vinh để kiếm công việc làm ăn.
Khi vào Vinh được một thời gian thì xin ở độ được một miếng đất, làm được cái nhà 3 gian bằng nứa mét rồi mở hàng làm đồ mộc và sinh được hai người con gái. Đến năm 1935, ông xin vào làm ở nhà máy Trường Thi. (Hồi đó có cả hai ông cũng đều làm).
Đến năm1938 thì ông xin đổi vào làm ở nhà máy xe hỏa ở Dị An - Biên Hòa. Đến năm 1940, nhà máy bị tàn phá. Ông bà và các con vào Sài Gòn để làm ăn. Sau một thời gian dài thì bà Xuân mất. Rồi đến người con đầu mất (Lúc đó độ 19 tuổi). Khoảng năm 1952 thì ông có đem người con gái thứ hai là Vũ Thị Rùn về Cầu Giát và ông cưới một bà vợ đem vào Sài Gòn rồi lại bỏ về. Tiếp đến lại lấy một bà nữa ở chợ Đình thuộc huyện Nghi Xuân đem vào Sài Gòn ở được nửa tháng rồi cũng bỏ về.
Còn lại một mình ở trong đó không biết lấy ai nữa hay không, làm ăn một mình cho đến khi mất ở trong Sài Gòn không biết ngày tháng năm nào.
Cuộc đời của ông bà vô cùng gian lao, vất vả, đi đến nơi này, qua nơi khác để xây dựng gia đình. Cuối cùng đến khi mất ông bà cũng phải nằm lại trên mảnh đất xa xôi nơi đất khách quê người. Con cháu cũng đều không ai biết.
Hai ông bà và người con đầu đều mất ở Sài Gòn. Còn người con gái Vũ Thị Rùn không biết ở đâu, cũng không có tin tức nên cũng không ai biết được.