Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 814
Truy cập hôm nay: 1,011
Lượt truy cập: 11,069,168
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
CÁC NHÀ KHOA BẢNG BẮC NINH ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ THẦN ĐỒNG Lê Viết Nga

 

CÁC NHÀ KHOA BẢNG BẮC NINH ĐƯỢC MỆNH DANH LÀ THẦN ĐỒNG

Lê Viết Nga

Bắc Ninh là nơi có nhiều nhà khoa bảng ngay từ thời niên thiếu đã thông minh xuất chúng, được sử chép là “Thần đồng”. Sau đây là một số nhà khoa bảng mang danh hiệu “Thần đồng” tiêu biểu:

1. Lý Đạo Tái: (1254-1334) - người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Sách “Đặc san Bắc Ninh” ghi chép là “Thần đồng” 9 tuổi đã giỏi văn thư. Năm 21 tuổi, khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông, đỗ đầu khoa thi Đại tỷ thủ sỹ. Sau ông không nhận quan chức, xuất gia, từng trụ trì ở chùa Vân Yên, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn và có công xây dựng chùa Đại Bi ở quê pháp hiệu là Huyền Quang. Ông có tập thơ “Ngọc tiên” và bài phú vịnh chùa Hoa Yên và 24 bài thơ chữ Hán chép trong “Việt âm thi tập” và “Toàn Việ t thi lục”.  

2. Nguyễn Nghiêu Tư: (1383-?)1. Lý Đạo Tái: (1254-1334) - người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Sách “Đặc san Bắc Ninh” ghi chép là “Thần đồng” 9 tuổi đã giỏi văn thư. Năm 21 tuổi, khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông, đỗ đầu khoa thi Đại tỷ thủ sỹ. Sau ông không nhận quan chức, xuất gia, từng trụ trì ở chùa Vân Yên, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn và có công xây dựng chùa Đại Bi ở quê pháp hiệu là Huyền Quang. Ông có tập thơ “Ngọc tiên” và bài phú vịnh chùa Hoa Yên và 24 bài thơ chữ Hán chép trong “Việt âm thi tập” và “Toàn Việ t thi lục”.  

Người xã Phù Lương, huyện Võ Giàng nay thuộc huyện Quế Võ, từ thủa nhỏ đã nổi tiếng thông minh, hiếu học. Cuộc đời khoa cử của ông đã để lại nhiều giai thoại nổi tiếng. Từ một cậu bé nhà nghèo phải đi ở, chăn lợn cho chủ, sau do có biệt tài được thày đồ mến tài nhận làm con nuôi cho ăn học rồi thi đỗ làm quan. Năm 66 tuổi đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa 6 (1448) đời Lê Nhân Tông. Sau khi thi đỗ được bổ làm quan Hàn lâm trực họa sỹ, rồi đổi làm Đa phủ sứ lộ Tân Hưng, rồi được triều đình cử làm phó sứ sang nhà Minh (1-1460), khi về được thăng chức Thượng thư, chưởng Hàn lâm viện. Tác phẩm của ông còn 2 bài thơ chép trong “Toàn Việt thi lục”. Khi mất ôn g được nhân dân địa phương thờ làm phúc thần.  

3. Dương Như Châu: (1448-?).

Người xã Lạc Thổ, huyện Siêu Loại - nay là thôn Lạc Thổ Bắc, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành. Năm 19 tuổi ông thi đỗ Hoàng Giáp khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận 7 (1466) đời Lê Thánh Tông, từ nhỏ đi học đã từng nổi tiếng là Thần đồng. Ông làm quan đến chức Chi chế cáo. 

4. Đàm Văn Lễ:

Người xã Lãm Sơn, huyện Quế Dương - nay là thôn Đa Cấu, xã Nam Sơn, huyện Quế Võ. Từ nhỏ đã thông mẫn hơn người, sử chép là “Thần đồng”. Năm 18 tuổi thi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sỹ khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận 10 (1469) đời Lê Thánh Tông. Sau ông được bổ làm quan đến chức Thượng thư Bộ Lễ, chưởng Hàn lâm viện. Mới đầu vào viện Hàn lâm soạn bộ “Thiên Nam dư hạ tập”, rồi trải các chức Đông Các đại học sỹ, đến Thượng thư. Những tác phẩm của ông được ghi trong “Hoàng Việt thi văn tuyển” và 24 bài thơ chữ Hán trong “Toàn Việt thi lục”. Ông được triều đình xếp vào mục hiền thần. 

5. Nguyễn Siêu Hải: (1651-1709), quê xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, năm 26 tuổi thi đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676) đời Lê Hy Tông. Ông làm quan đến chức Giám sát ngự sử, tạ thế năm Kỷ Sửu, thọ 59 tuổi. Sử chép ông là nhà khoa bảng nổi tiếng là “Thần đồng”. 

6. Quách Giai: (1660-1730), quê xã Phù Khê, huyện Đông Ngàn - nay là thôn Phù Khê, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, là cháu xa đời của Tiến sĩ Quách Điển, Quách Toản và Quách Khiết. Năm 24 tuổi ông thi đỗ Đệ nhất giáp tiến sỹ cập đệ đệ tam danh (tức Thám Hoa) năm Quý Hợi niên hiệu Chính Hòa thứ 4 (1683) đời Lê Hy Tông. Ông làm quan đến chức Thái thường tự khanh, mất năm Canh Tuất, thọ 71 tuổi.  

Ngoài các nhà khoa bảng nêu trên được một số tài liệu lịch sử ghi chép là những “Thần đồng”, trong số gần 400 vị đại khoa của tỉnh Bắc Ninh theo địa giới hành chính hiện nay còn có một số nhà khoa bảng khác được lịch sử ghi chép là những danh nhân khoa bảng tiêu biểu của quê hương, đất nước - có tài năng xuất chúng từ thời niên thiếu, ở địa phương từ xưa đến nay vẫn còn những giai thoại đẹp, ca ngợi như:  

+ Nguyễn Quán Quang: (1222-?), người xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn; năm 25 tuổi đỗ Trạng nguyên khoa thi Đại tỉ thủ sỹ, năm Bính Ngọ niên hiệu Thiên ứng Chính Bình 185 (1246) đời Trần Thái Tông. Ông là vi Trạng nguyên đầu tiên của nước ta (từ khi triều đình quy định có học vị này). Sau đó ông được triều đình bổ làm quan đến chức Bộc xạ. Khi mất ông được tặng Đại tư không, nhân dân địa phương thờ làm Thành hoàng, lập bia đá ghi khắc về tài năng đức độ của ông. 

+ Nguyễn Quỳnh Cư (1514-1568) - quê xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, là viễn tổ của Tiến sỹ Nguyễn Hồ, Nguyễn Trọng Đột. Năm 28 tuổi đỗ Đệ Tam Giáp đồng tiến sỹ xuất thân khoa Tân Sửu niên hiệu Quảng Hòa 1 (1541) đời Mạc Phúc Hải. Ông làm quan đến chức Tham Chính, tước Văn Khê bá, tạ thế năm Mậu Thìn, thọ 55 tuổi.  

+ Nguyễn Đăng (1576-?), người xã Đại Toán, huyện Quế Dương - nay là xã Chi Lăng. Từ thời niên thiếu đã tỏ ra thông mẫn hơn người. ở quê hương ông là làng Hán Đà, xã Hán Quảng cũng thuộc huyện Quế Võ, xưa nay vẫn lưu truyền giai thoại nổi tiếng về ông với câu đối:  

“Vó vó, te te, võng Tiến sỹ

Hành hành, tỏi tỏi, kiệu Trạng nguyên”.  

Cả ba kỳ thi Hương, Hội, Đình - ông đều đỗ đầu, năm 1602 thi đậu Đình nguyên - Hoàng Giáp (tương đương Trạng nguyên). Sau đó nhà vua tổ chức thi đặc cách (thi ứng chế) để tuyển quan làm nhiệm vụ ngoại giao. Tiến sỹ Nguyễn Đăng lại đỗ đầu, vì vậy được tặng danh hiệu “Tứ nguyên” (độc nhất trong nước). Năm 1613 ông được triều đình cử đi xứ nhà Minh, với tài ngoại giao, ứng đối kiệt xuất (Bài Phi lại tự phú), Nguyễn Đăng đã được triều đình nhà Minh rất khâm phục phong làm “Trạng nguyên”. Nhân dân địa phương xưa nay còn gọi ông là “Trạng Tỏi” vì quê ông ở làng Tỏi Mão, xã Đại Toán. Nguyễn Đăng làm quan đến chức Hữu thị

 

lang bộ Hộ tước Đại Nham hầu. Tác phẩm còn lại ngày nay có 18 bài thơ chép trong “Toàn việt thi lục” và “Phi Lai tự phú”. Do có công dạy học tại làng Hán Đà, nên sau khi tạ thế ông đã được quê hương tôn vinh khắc bia ở Văn chỉ tổng Đại Toán, làng Hán Đà thờ làm phúc thần, khắc riêng một tấm bia đá ghi về cuộc đời và sự nghiệp vẻ vang của ông. Đền thờ ông ở Hán Đà đã được Nhà nước xếp hạng cấp quốc gia - Quyết định số 15/QĐ-BT, ngày 25-1-1991.

 

+ Vũ Kiệt (1453-1519), quê xã Yên Việt, huyện Siêu Loại nay là thôn Cửu Yên, xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành. Năm 22 tuổi ông thi đậu Trạng nguyên, năm 1422, với “Văn sách đình đối” nổi tiếng viết về đạo thày trò và đạo quân thần. Vũ Kiệt làm quan tới chức Tả thị lang bộ công, kiêm Đông Các hiệu thư, là quan đại thần thanh niêm chính trực và nghiêm minh trong việc xét xử theo bộ “Luật Hồng Đức” nên được vua tin, dân phục thờ phụng tôn nghiệm ở đình làng. Di tích đình thờ thành hoàng và Trạng nguyên Vũ Kiệt đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa - Quyết định số 2175/QĐ-CT ngày 20-12-2004.

 

+ Nguyễn Nhân Thiếp: quê xã Kim Chân, huyện Quế Võ, là em ruột tiến sỹ Nguyễn Nhân Bỉ, Nguyễn Nhân Bồng là cha của Tiến sỹ Nguyễn Hoành Khoản, Nguyễn Nhân Huân, Nguyễn Nhân Kính. Gia tộc của ông có 18 vị đỗ đại khoa. Năm 15 tuổi Nguyễn Nhân Thiếp đỗ Tiến sỹ (trẻ nhất Kinh Bắc); sau đó được bổ làm quan tới chức Thượng thư bộ lại, đi sứ sang nhà Minh (TQ). 

 Bảo tàng Bắc Ninh

Người đăng: huythuan