Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 220
Truy cập hôm nay: 949
Lượt truy cập: 10,988,931
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
BÀ VÚ NUÔI HOÀNG TỬ TRIỀU LÊ LÀ NGƯỜI HỌ VŨ Ở THANH HOÁ Vũ Hiệp sưu khảo

 

BÀ VÚ NUÔI HOÀNG TỬ TRIỀU LÊ LÀ NGƯỜI HỌ VŨ Ở THANH HOÁ
 nổi tiếng có đôi bầu vú thơm tho lạ kỳ.

Vũ Hiệp sưu khảo

 

Cho đến năm 1946, đền thờ bà Vũ Thị Huệ ở làng Từ Quang, tổng Từ Minh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa vẫn được nhân dân sở tại gồm 5, 6 làng quanh đó kính thờ 4 mùa hương khói. Xưa, các triều đại Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng, Tây Sơn và Nguyễn đã ban sắc thần, bao không bà như một phúc thần có tôn hiệu là Nhũ Hương Cung Phi Thịnh Nhũ Quốc Vương Thượng Đẳng Thần (vị cung phi có vú sữa thơm, vú nuôi tốt vua cả đất nước, được làm Thần cao cả)

Thần tích và truyền thuyết đó có thật, kể về một người con gái đẹp, nết na, sức thân con nhà nho ở làng Từ Quang, Huyện Hoằng Hóa về giữa thế kỷ 15 đời vua Lê  Thánh Tôn (1460-1497) có đôi vú thơm tho lạ lùng kể từ tuổi cập kê. Cha mẹ, bà con họ hàng của bà đều thấy điều kỳ lại đó! Hễ ai đứng cạnh cô gái Vũ Thị Huệ ở tuổi trăng tròn tới đôi tám, đều ngạt nhiên ngửi thấy mùi lạ thơm thoang thoảng toát ra từ tấm thân ngọc ngà của cô gái đẹp đó.

Vì thế ai cũng cho rằng: số phận cô Huệ sẽ cao sang, quyền quý sau này? Biết bao văn nhân, công tử quanh vùng nghe đồn đều thèm muốn, nhờ người đến ngỏ lời cầu hôn. Nhưng ông bà thân sinh họ Vũ và chính cô Vũ Thị Huệ đều từ chối khéo và càng “Treo cao giá ngọc”. Nên cô càng ít ra ngoài, sợ thiên hạ dòm ngó, ngưỡng mộ đến mức tò mò quá rồi phiền phức có khi chẳng lành?

Thế là các bà, các cô gái trong làng Từ Quang, đã từng ở gần, hoặc có gặp gỡ nhiều với cô Huệ, lại càng đa sự đồn đãi, bốc thơm quá cường điệu về đôi gò bồng đảo của cô, càng làm cho nhiều nam nhi ở trong làng ngoài tổng khao khát … thậm chí, còn có cô trong họ Vũ, trong xóm ngõ gần nhà cô Huệ còn bịa chuyện rằng : “Đã từng tắm ao giữa đêm khuya trăng sáng với cô Huệ, mà mùi thơm ở đôi ngực nở tròn tiết ra, làm cho cá dưới ao lượn lờ bơi quanh như say mơ hương thừa từ nước dội lên ngực cô Huệ rơi xuống, làm cho đàng cá ngẩn ngơ, bạo dạng không còn sợ người dưới ao đang tắm? Rồi bướm đêm cũng từ trên cây bay xuống lượn quanh cô Huệ vì mê mẫn hương thơm kỳ diệu quyến rũ ???”

Thế là chẳng bao lâu tin đồn bay từ xứ Thanh ra Kẻ Chợ – Minh Kỳ Thăng Long. Đúng thời gian đó, Thái Tử Lê Tranh, tức, TĂNG là Hoàng trưởng tử của Vua Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) và Hoàng Hậu Nguyễn Thị Hằng (Trường lạc Hoàng Hậu) ra đời ngày 01 tháng 8 năm tân tị (1461) Niên hiệu Quan Thuận 2. Thái Tử Tăng là con cầu tự, sinh ra được vài tháng, không chịu bú sữa mẹ, cứ khóc hoài tối ngày! Làm cho Hoàng Hậu và Vua Thánh Tông lo lắng lắm, vì thấy qUÝ trưởng tử gầy yếu đi do biến ăn. Thuốc men của các thái y viện do các ngự y chế ra dâng cho uống, Thái Tử vẫn chê.

Có một vị quan lớn đương triều, quê ở huyện Hoằng Hóa, xứ Thanh tâu Vua và Hoàng Hậu, sai người đi vời người đẹp có đôi vú thơm tho lạ kỳ, về cung nuôi dỗ hoàng thái tử xem sao! Vua, Hoàng Hậu cũng thấy làm lạ, hiếu kỳ, nên ban lệnh cho viên tri Huyện Hoằng Hóa và quan trấn thủ xứ Thanh, phải khẩn cấp đưa Hương Nhũ Mỹ Nhân  về cung chẫu hầu. Thế là ông bà họ Vũ và con gái nổi tiếng đó lên đường ra Bắc, tới Thăng Long

Quả nhiên, mỹ nhân Vũ Thị Huệ được Hoàng Hậu trao Hoàng Tử Tăng cho bế ẵm thử, thì hoàng Tử đang cơn khóc dai, không hiểu lý do gì  mà cô Huệ chỉ ôm vào lòng ru nhẹ trong giây lát, bỗng nín bặt ngay và tươi tỉnh liền. Cô xin Hoàng Hậu và các vú nuôi vắt sữa ra chén vàng, rồi dùng cái thìa nhỏ bằng ngọc thạch quý, múc sữa đút cho Hoàng Tử ăn thì chịu ăn ngay. Từ đó Hoàng Hậu và Vua đỡ lo, nhưng Hoàng Hậu nhìn tận mắt, ngửi hơi thơm toát ra từ ngực cô Huệ, biết là người quý lạ khó kiếm trên đời vú cô cho Thái Tử bú vú cô, nhưng cô còn con gái thì làm sao có sữa? Nhưng cho thái tử bé bỏng ngậm vú cô Huệ thì tỏ ra thích và có vẻ dễ chịu, vui vẻ và dễ ngủ. Vì thế, Hoàng Hậu ban lệnh cho nạp cô làm phi cho Vua Lê Thánh Tông, để rồi cô có thai, sẽ có sữa cho Hoàng tử bú? Rồi tường truyền vua Lê Thánh Tông mê mẩn cô, phong làm cung tần và chẳng bao lâu có thai sinh được một công chúa (có lẽ cuối năm Nhâm Ngọ 1462)? Từ đó cung phi Vũ Thị Huệ có nhiều sữa tốt, nuôi cả Thái Tử và công Chúa bú no đủ. Một điều lạ, các tia sữa của bà phi họ Vũ này hễ tiết ra là thơm lừng như hương của hoa Lan hoa Mai. Ai đứng gần bà lúc cho trẻ bú đều ngửi thấy thế. Tiếng đồn  trong cung xa đến dân gian, ai ai cũng cho là kỳ lạ! Vua Thánh Tông và Hoàng Hậu ban cho bà quý danh là Hương Nhũ Cung Tần. Rồi lại đổi là: “Nhũ Hương Cung Phi”. Nghĩa là bà cung tần có sữa thơm, và tôn bà là cung phi có vú thơm tho. Nhờ bà mà các Thái Tử, Hoàng Tử, Công Chúa được nối tiếp nhau bú sữa bà nuôi cho, đều khỏe mạnh và chóng lớn, ít bệnh tật! Nhất là thái Tử Tăng được bà cho bú sữa trong một năm rưỡi và bế ẵm trong vòng 3 năm, lớn nhanh và rất yêu quý bà như mẹ. Không may cho bà, cô công chúa con bà bị bệnh sởi mất sớm? Và Hoàng Hậu có ý ghen tuông nên giữ bà dịt trong cung, không được cho gần gũi vua. Nhà vua có tam cung lục viện hàng trăm mỹ nữ nên cũng chóng quên bà luôn! Vả lại, bị Hoàng Hậu, rồi chính phi đều ghen bà, bắt bà phải cho các Hoàng Tử Công Chua khác bú lần lược trong mấy năm liên tục? Nên bà có gần vua cũng chẳng thể có thai được, huống chi là cấm? Chẳng mấy năm sau, bà xồ xề, xấu hẳn đi? Nhưng vẫn cô đơn trong nội cung của Hoàng Hậu, như một bà vú nuôi, không hơn, không kém !!!

Thấm thoát 36 năm, Bà ở trong cung từ đầu năm 1462 tới 1497 thì Vua Thánh Tông mất, thọ 56 tuổi! Thái Tử Tăng lên nối ngôi, năm 1497 (Đinh Tỵ) đã vào tuổi 37, lấy niên hiệu là Cảnh Thống (tức Vua Lê Hiến Tông) khi Thái Tử lên ngôi Vua ông nhớ tới bà Nhũ Mẫu Họ Vũ đã ngoài 50 tuổi, không con, sống âm thầm cô đơn ! Vua ân cần thăm hỏi bà có muốn được hưởng ơn gì? Để Tăng Vương đền đáp. Bà xin vua trẻ cho bà về quê cũ ở xã Từ Quang, Huyện Hoằng Hóa trấn Thanh Hoa sống nốt tuổi già. Vì theo điển lệ triều đình, Bà là cung tân của Vua Thánh Tông mà không sinh Hoàng Tử nào cả. Chỉ sinh một Công Chúa duy nhất, lại chết sớm, thì điển lệ nội cung không bó buộc phải sống suốt đời trong cung. Vả lại bà đã già, qua ngũ tuần rồi, còn anh em họ hàng gần 80 tuổi. Nên vua đành lòng chấp thuận cho bà về cố quận (làng xưa), dù vua Hiến Tông năn nỉ được phũng dưỡng bà trong 55 tuổi. Vua phải cho “Vũ Nhũ Mẫu” trở về Thanh Hóa theo ý nguyện và vua đặc ân cho Bà hưởng lộc điền 200 mẫu ruộng ở 8 làng thuộc Huyện Hoằng Hóa là : Từ Quang, Yến Vực, Nghĩa Sơn, Đại Tiền, Lam Cầu, Hà Phương và Đại Khê, Đồng Lạc (sách địa chí văn Hóa Hoằng Hóa còn cho biết tên 3 làng nữa, nhưng các tên làng đó khó hiểu?) cùng nhiều vàng, ngọc, áo quần, gấm vóc đẹp. Ra lệnh ở Huyện Hoằng Hóa phải quan tâm phụng dưỡng Bà chu đáo. Bà Phi Vũ Thị Huệ về tới quê nhà, đã đem gần hết số 200 mẫu lộc điền, bán cho 8 xá thôn canh tác và bà cũng làm ruộng giỗ cho bà về sau. Vì thế 8 làng nói ở trên đã nhớ ơn Bà lập đền, miếu thờ bà từ đầu đời nhà Mạc – tới năm 1946. Có lẽ Bà mất vào khoảng 1520? Hoặc sớm hơn vài năm? Nghe các bô lão ở làng Từ Quang trước năm 1945 kể lại : Bà thọ khoảng hơn 80 tuổi ? Gần đây từ năm 1990 đến nay, ở thanh hóa đã có phong trào phục hồi thờ phụng Thần, Thánh, Anh Hùng, Liệt Nữ tại nhiều thôn xã (Hoằng Hóa Huyện). Không rõ, việc thờ phụng Bà Thị Nhũ Quốc Vương Vũ Thị Huệ Thượng Đẳng Thần. Có còn được tổ chức lại như xưa không? Nên nhớ danh hiệu vinh dự của bà như trên là do các vua cuối đời Lê. Sau khi trung hưng năm Quiù Tỵ (1533-1592) đã tôn vinh trưng tặng Bà, để đề cao sự nuôi dưỡng Vua Hiến Tông (1461-1504) của bà bằng các dòng sữa thơm nổi tiếng đã nuôi lớn một vị Quân Vương đức độ nước Đại Việt đời Lê Sơ.

Thật vinh hạnh cho đất Thanh Hóa, cho Huyện Hoằng Hóa và Làng Từ Quang, cũng như dòng họ Vũ ở đó có được một phụ nữ đặc biệt có một tố chất sữa thơm tho và mùi hương ngát từ đôi nhũ hoa tiết ra. Cổ kim rất hiếm, tuy không phải là trường hợp duy nhất? Nhưng Bà là một phụ nữ được làm cung tần cho vua Thánh Tông, một anh quân số 1 nước Việt. Lại nuôi Vua Hiến Tông bằng sữa thơm nổi tiếng của Bà. Lúc mất được các Vua, chúa công nhận, ban sắc phong làm Phúc thần, nhân dân Hoằng Hóa hương khói gần 450 năm, từ 1946 trở về trước.

Quí thay! Một phụ nữ đặc biệt của họ Vũ nước ta, thiết tưởng nên tôn vinh Bà trong lịch sử của họ Vũ, Võ Việt Nam.

Vũ Hiệp

(Viết tại Thanh Hóa năm 2000 nhân chuyến du khảo xứ Thanh)

Tư liệu tham khảo :

- Bản sao thần tích “Thịnh Nhũ Quốc Vương Thượng Đẳng Thần”

- Lời kể của một số cố lão họ Vũ ở Thanh Hóa trong thập niên 1978-87, và các tiểu truyện khẩu của bà con gốc Hoằng Hóa.

- Căn cứ vào sảnh “Địa Chí Văn Hóa Hoằng Hóa” Thanh Hóa, 1995 (trong 597-597)

- Trích trong tập sách “Tên Làng Xã Thanh Hóa” tập I, năm 2000.

- Chú giải thêm: Trong lịch sử Mỹ Nhân Trung Quốc thời phong kiến xưa, cũng có nhắt đến vài phụ nữ toát ra hương thơm đặc biệt như nàng Triệu Phi yến. Khoảng nửa đầu thế kỷ 20, ở Miền Bắc, có ông Cử Nhân, Tri Phủ Đặng Quốc Giám ở Làng Khúc Thủy, Huyện Thanh Oai, Hà Đông (đồng hương nhà ái quốc ký con, và học giả Đào Duy Anh) cũng có một người ái thiếp (không rõ tê họ) nổi tiếng tiết ra hương thơm như thê? Nhưng những ai ở thế hệ 70 – 80 tuổi còn sống đến nay đều xác nhận như vậy. Ông Cử Tri Phủ họ Đặng quý Bà “có hương thơm” của ông lắm. Nay tất cả đã thành người thiên cổ nhưng con cháu của Cụ Đặng Quốc Giám còn sống ở hải ngoại và trong nước hẳn phải biết điều này?

Người đăng: huythuan