Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 711
Truy cập hôm nay: 580
Lượt truy cập: 11,068,737
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > NGHIÊN CỨU, TRAO ĐỔI

 

1.     PHÁI GIÁP:

Không phải phái này là con trưởng hay đàn anh bảng phái sau đâu! Theo ý kiến riêng, có lẽ Cụ Tổ mở đầu của phái Giáp đã xuất hiện sớm nhất? So với 7 cụ khởi Tổ 7 phái tiếp theo chăng? Không biết Ngài tên gì cả! Chỉ chép là Vũ Công = (ông họ Vũ) có tên hiệu là Chân Nhân. Đây là cụ khởi Tổ của phái giáp.

-         Có lẽ cụ Tổ Chân Nhân này sinh vào khoảng những năm 1425 – 1430? Vì con trai cụ là ông Hoàng Giáp Tiến sĩ Vũ Quỳnh (sinh năm Quí Dậu 1453) đời vua Nhân Tông. Thì Cha là cụ Chân Nhân được triều đình Lê Thánh Tông tặng cho chức Tham Chính (lúc đó cụ đã mất lâu rồi) vì ông Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 1478 (sau ông Vũ Hữu 15 năm) đã ra làm quan. Nên biết: đời xưa, lúc còn sống, vua ban cho chức tước thì gọi là Phong. Lúc chết, vua cho chức tước thì gọi là Tặng. Bởi thế mới có thành ngữ cổ: Sinh phong, Tử tặng (sống được phong chức, chết được tặng chức).

Chi tiết

 

Thực tế, trong các gia đình Việt Nam xưa, người Bà Nội, Bà Ngoại, Người Mẹ, Người dâu Trưởng Họ, thường rất được nể trọng (nhất là Mẹ Già và Bà Nội). Cho nên trong các truyện cổ ca ngợi người con có hiếu, đa số đều là con trai có hiếu với mẹ nhiều hơn là con có hiếu với cha? như  truyện nôm “Nhị Thấp tứ Hiếu” (hai mươi bốn người con có hiếu). Quốc sử cũng khen vua Lê Thánh Tông rất hiếu kính với mẹ đẻ là Bà Quang Phục Hòang Thái Hậu. Rồi Trịnh Kiểm, khai sáng nhà chúa họ Trịnh, lúc hàn vi (đầu thế kỷ 16) có hiếu với mẹ lắm. Và Vua Tự Đức (1848-1883) có tiếng là hiếu kính với Bà Từ Dũ Hòang Thái Hậu. Còn dân dã, con trai, con gái, hiếu với mẹ có rất nhiều. Đối với Bố, con cái kính nhiều hơn hiếu? Đó là thực trạng xưa.

Gia đình Việt Nam xưa có nề nếp, dù giàu, dù nghèo, sang, hèn. Vai trò của Bà Nội, Bà Ngọai, Mẹ, coi như là quyết định mọi chuyện cưới hỏi, ma chay, giỗ Tết trong nhà. Các Nho Sĩ nhờ Mẹ, nhờ vợ nuôi nấng cũng rất nhiều. Cho nên vai trò phụ nữ Việt xưa rất quan trọng trong gia đình. Mặc dù nữ giới bị cấm đi thi, cấm làm quan, cấm gia Đình làng, hội họp …. Nhưng ở tron gia đình, phụ nữ được gọi là nội tướng, là gia Nội. Rõ ràng, ngày xưa nhiều người đàn bà lấy được chồng giàu sang hay quyền quý mới được Sử, Phả nêu tên và thường được bà con, anh em, cha me, quý nể và hãnh diện nữa, vì được nhờ vả ít nhiều. Đàn ông Việt Nam quý mẹ, nể vợ nhiều lắm!

Chi tiết

Theo Đại Nam nhất thống chí, vào đời Hùng Vương, đất Mộ Trạch thuộc bộ Thang Tuyền; đời Tấn thuộc Tượng Quận; đời Hán thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời Đường Hội Xương có Vũ Hồn sang làm Thứ sử Giao Châu, tinh thông khoa địa lý, thấy cuộc đất vùng này rất tốt, bèn lập nghiệp luôn và dặn con cháu phải giữ làng này làm nguyên quán thì đời đời sẽ tiến phát về đường khoa bảng. Bèn đặt tên huyện là Đường An, làng là Khả Mộ, sau đổi là Lạp Trạch, sau nữa lại ghép thành Mộ Trạch, tên nôm là làng Chằm và giữ mãi hai tên ấy cho đến ngày nay. Vũ Hồn cho rằng cả vùng Hải Dương là một đại cuộc, huyện Đường An là huyệt trường và làng Mộ Trạch là huyệt kết.

Chi tiết

Làng Mộ Trạch, từng được vinh danh là  “Tiến Sĩ Sào” (có thể hiểu nghĩa đen là: Cái nôi (ổ) ấp nở ra các ông tiến sĩ, hay sào huyệt của các ông Nghè). Không nên dịch là “Lò Tiến Sĩ” hay “Làng Tiến Sĩ”. Tiếng Việt xưa nay chỉ có Lò dạy võ, lò, gốm, lò, gạch, lò vôi…chứ không ai nói: lò văn chương, lò tiến sĩ? Chữ “lò” thường được coi là dung tục và tầm thường. Cổ nhân xưa không kiêu ngạo, hãnh tiến tự nhận làng mình là “làng tiến sĩ” bao giờ đâu. Văn hóa Nho gia là khiêm tốn và lễ giáo, chẳng ai dám  “Mục Hạ Vô nhân” mà tự xưng như vậy! Các cụ có tự hào của làng Mộ trạch, nhưng gán câu chữ “Tiến sĩ sào” là do 1 người cháu 17 đời của Cao Biền nhận định thế (dù rằng ai mà có thể kiểm chứng được?). Cổ nhân Mộ Trạch rất tế nhị, chỉ tự hào khiêm tốn rằng: “làng tôi nhỏ bé như tổ chim, nhưng đã ấp nở ra nhiều tiến sĩ, chứ đâu phải cả làng đều đỗ tiến sĩ, (cũng như tổ chim , ổ gà lúc ấp, còn có trứng nở, trứng hỏng).

Chi tiết

Theo cố GS Chân, ban đầu có vài gia đình ở các làng quanh đó là họ Vũ ở bên làng Chằm Thượng, họ Phạm ở Phù Ủng (là 2 làng có từ lâu đời hơn cả) di cư đấn nơi đất hoang sơ có nhiều gò đống, khai canh, lập nghiệp và đặt tên là Ngọc Cục (có thể ban đầu chỉ là 1 xóm thôi?). Về sau, qua thời Trần, Hồ, thời Minh thuộc (1293 – 1427) dân cư các nơi tụ về nhiều hơn, nên nhân khẩu Ngọc Cục tăng dần lên. Và đến triều Lê Sơ (1428 – 1527) thì đã khá sầm uất. Vì thế, đến thời Nhà Mạc cầm quyền (1527 – 1592) đã xuất hiện một khu đất gần làng (có lẽ là đất trồng hoa cũ) của bà Phi (vợ thứ) họ Phạm làng Phù Ủng, vợ Vua Trần Minh Tông (1314 – 1329). Bà là con gái ngài Điện Soái Phạm Ngũ Lão có lập chùa ở gần con sông giáp đới ngạn Ngọc Cục, Phù Ủng. Nơi đó Bà cho gia nhân trồng hoa, có tên nôm là “trại bông” lấy hoa cúng Phật và trang trí nơi Bà cư trú. Dần dần có nhiều người đến phục dịch Bà trồng hoa. Rồi đem gia đình vào ở đó thành ấp Ủng Hoa. Sau nữa, nhân số gia tăng, đã lập ra Thôn Bông, có tên chữ là: Ủng Hoa Đường. Thôn này thời Nhà Lê Sơ và đầu thời Mạc (1428 – 1578) là một xóm trồng hoa của xã Ngọc Cục. Đến năm 1578, lúc đó ở thôn Bông đã có nhiều Nho sĩ, sĩ tử đi thi đỗ cao như Đoàn Quảng Phu, trúng Tiến sĩ từ năm 1514. Bùi Đình Kiên, Phạm Điển, Trương Hữu Phỉ gốc Ngọc Cục cũng đỗ Tiến sĩ trong thời nhà Mạc. Cho đến năm 1578, thôn Bông được tách ra thành 1 xã Ủng Hoa Đường độc lập, không thuộc xã Ngọc Cục nữa. Thời Lê Trịnh (Trung Hưng) 1593 – 1788 làng Hoa Đường đã có tên như thế (bỏ chữ Ủng có nghĩa là Ôm, tụ họp đông người) để nghe cho thanh tao.

Chi tiết

-Đây là một làng có văn học xưa (nay nói là làng văn hoá cổ) nên độc đáo hơn các làng khoa bảng khác ở chỗ trọng người có học thức có phẩm chức triều đình nên trong tế Văn ở Đình hàng năm, nếu tổ chức Đại Đán. Ban nghi lễ của làng, đều có đọc tế văn này. Trước nhất là nêu ngài Thành Hoàng THẦN TỔ được chức tước phẩm hàm của Triều Đình xưa, các Vua bao – phong (chỉ có các vị Thành Hoàng Phúc Thần mới được dùng  chữ ghép: “bao phong”). Còn các quan chức thì dùng chữ “phong”, hay gia phong  (ban thêm cho). Nhưng vị nào có chữ TẶNG, hay TRUY TẶNG ở trước phẩm hàm là đã chết rồi mới được ban chức tước thì gọi là TẶNG. Vì thế, thời xưa có câu khuôn mẫu chỉ dẫn là: Sinh Phong, Tử Tặng. Sống được phong, chết được tặng. Nên trong 360 cụ được tôn vinh trong Tế Văn, có một số Cụ có công trạng, nhưng có cụ chì có công nuôi dạy con cháu làm quan lớn, nên các Cụ đó được TẶNG phẩm hàm để thờ thôi, chứ lúc sống không hề có chức tước gì cả. Đó là hư danh có tính chất khen thưởng công lao nuôi dạy con cháu nên người. Theo điển lệ xưa, khi con cháu có làm quan to, cha mẹ được TẶNG chức tước kém con một bậc, ông bà kém cháu 2 bậc. Như cụ Tể Tướng Duy Chí, được Vua Lê Chúa Trịnh truy TẶNG bốn đời trực tiếp trên đời Cụ. Thực chất, có Cụ làm quan to, mà cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, là nông dân thuần phác, không có học hành chữ nghĩa gì cả. Nhưng theo cổ lệ điển chế (tục xưa qui định) cũng được tặng “hàm Thượng Thư, Kim Tử Vinh, Lộc Đại Phu hay Thị Độc Học Sĩ, Thị Lang, Hàn Lâm đãi chiếu, Biên Tu…v.v.Việc TẶNG này chỉ là để động viên, an ủi, cho con cháu, cho thấy Vua và triều đình có quan tâm đến cha ông mình. Đó là đôi điều xin được chú giải cho người chưa biết, nhất là các thế hệ sau.

Chi tiết

Sau năm 1980, tôi có ra Bắc và về thăm Mộ Trạch lúc còn khó khăn chung của đất nước. Thấy nhiều di tích còn điêu tàn trong làng. Trước sau 4, 5 lần về Mộ Trạch, dù không là quê cha đất Tổ tôi. Tôi về chiêm bái Miếu Đình là chính và cả Lăng Thần Tổ. Lần cuối, gần đây nhất (tháng 05/2006), tôi được anh Thuận rủ về quê ta nghiên cứu di tích văn hoá Mộ Trạch. Và được ở thăm Mộ Trạch gần ba ngày đêm. Được anh  Ái, anh Căn, anh Thuận đưa đi thăm làng vài vòng và đến một số Từ Đường các Chi Phái (Nhà Thờ Họ), tôi đã cảm xúc và thành tâm yêu quí làng ta. Rất ngưỡng mộ di tích Miếu Đình và còn được biết một số di tích Văn hoá Mộ Trạch thửơ xưa, lúc Nho học thịnh thời từ triều Lê Sơ (1428 – 1527), triều Mạc (1528 – 1592), triều Lê _ Trịnh (1593 – 1788), Tây Sơn (1789 – 1802) và triều Nguyễn (1802 – 1945) đã làm vinh danh cho làng cổ khoa bảng Mộ Trạch được tiếng “Tiến sĩ Sào”. Tiếc thay, do hoàn cảnh xã hội và chiến tranh, thời thế suốt 60 năm qua (1946 – 2006) nhiều di tích văn hoá xưa đã suy sụp, mất đi chẳng hạn như: các quán: “Kỳ Anh Hội”, “Đồng Quan”, “Đống Chi Long”, “Tứ Vi Thừa Phong” và Văn Chỉ cũng như Cầu Ông Trạng …, nay chỉ còn là “Vang bóng một thời” hay “Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình” (chỉ được nghe nói mà không còn được nhìn thấy nữa). Nay tôi hiểu biết, tuy không được sâu sắc như các vị từng sống lâu trong làng, nhưng cũng xin mạnh dạn góp ý.

Chi tiết

Chúng tôi thích thú, thấy một phụ nữ họ Lê người làng Mộ Trạch là con gái Tiến Sĩ Kỷ Hợi Lê Công Triều (đỗ năm 1659) là bà Lê Thị Oanh được cả 2 bộ cổ phả Vũ và Lê ca ngợi bà Oanh là 1 phụ nữ học giỏi, nết na, đẹp người và tài năng dạy học xuất sắc ngang nam giới (môn sinh thành đạt  nhiều, có người đỗ Tiến Sĩ, đều ra làm quan). Bà là 1 nhà giáo mô phạm, tài giỏi hơn nhiều ông thày ở làng Mộ Trạch thuở xưa. Ngay trong lịch sử giáo dục ở nước ta xưa, chỉ có bà Lễ phu Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh đỗ Tiến Sĩ, chấm thi Hội chọn Tiến Sĩ đầu thế kỷ 17. Và sau đó, có bà Lê Thị Oanh vợ ông Hương Cống Tham Nghị: Vũ Công Tương (1645 – 1712) cũng cùng chồng mở lớp học dạy người cùng làng, cùng tổng. Bà dạy lớp thấp ông dạy lớp cao (đại tập), nhiều môn đồ thành đạt, có người đỗ Tiến Sĩ.

Chi tiết

Chúng tôi thích thú, thấy một phụ nữ họ Lê người làng Mộ Trạch là con gái Tiến Sĩ Kỷ Hợi Lê Công Triều (đỗ năm 1659) là bà Lê Thị Oanh được cả 2 bộ cổ phả Vũ và Lê ca ngợi bà Oanh là 1 phụ nữ học giỏi, nết na, đẹp người và tài năng dạy học xuất sắc ngang nam giới (môn sinh thành đạt  nhiều, có người đỗ Tiến Sĩ, đều ra làm quan). Bà là 1 nhà giáo mô phạm, tài giỏi hơn nhiều ông thày ở làng Mộ Trạch thuở xưa. Ngay trong lịch sử giáo dục ở nước ta xưa, chỉ có bà Lễ phu Nguyễn Thị Duệ ở Chí Linh đỗ Tiến Sĩ, chấm thi Hội chọn Tiến Sĩ đầu thế kỷ 17. Và sau đó, có bà Lê Thị Oanh vợ ông Hương Cống Tham Nghị: Vũ Công Tương (1645 – 1712) cũng cùng chồng mở lớp học dạy người cùng làng, cùng tổng. Bà dạy lớp thấp ông dạy lớp cao (đại tập), nhiều môn đồ thành đạt, có người đỗ Tiến Sĩ.

Chi tiết

 

Riêng chi thứ Ba, thì ngay ông khởi Tổ Chi Ba là Hoàng Giáp Vũ Hữu (1441 – 1511) đã đỗ Tiến sĩ từ năm 1463 (đỗ trước Chi 5 hơn 200 năm) và người cháu xa đời (cháu chắt 6 đời) là Tiến sĩ Vũ Đình Ân (1680 – 1747) đỗ Tiến sĩ cuối cùng của Chi Ba năm 1712. Như thế chi này có đại khoa trong 250 năm (1463 – 1712). Chi Ba truyền đến nay được khoảng 20 thế hệ, tính từ cụ Nghè Vũ Hữu tới đầu thế kỷ 21 (1441 – 2001) tức 560 năm.

Vì thế, chúng tôi chọn Chi Ba họ Vũ đại tộc ở làng Mộ Trạch để lược khảo và giới thiệu với bà con họ Vũ, Võ và coi  như đây là một chi họ Vũ tiêu biểu có truyền thống hiếu học, đóng góp nhiều cho đất nước và xóm làng Mộ Trạch nhiều tài năng văn hóa, chính trị suốt 5 thế kỷ rưỡi. Độc giả  cả nước, nếu có quan tâm đến ngành Gia Phả Học Việt Nam, thì bản lược khảo về chi Họ Vũ này cũng phản ánh phần nào sự phát triển giáo dục, truyền thống đạo đức về  gia đình và gia tộc cả một quãng dài hơn nửa thiên niên kỷ thăng trầm và vững bền.

Để viết được bài biên khảo này, tôi căn cứ vào cổ phả: Mộ trạch Vũ tộc thế hệ sự tích của cụ Vũ Phương Lan và ba nho gia nữa: Thế nho, Tông Hải và Tiến sĩ Huy Đĩnh (soạn xong năm 1769 ở làng Chằm)và bản phả tục biên Chi Ba do cụ Vũ Đình Điềm và con thứ là ông Vũ Đình Triều thực hiện, viết nối tiếp bản cũ (thế kỷ 18). Đấy là tư liệu căn bản và chính xác nhất, tin cậy hơn cả.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5« Back · Next »