Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 59
Truy cập hôm nay: 1,845
Lượt truy cập: 11,727,639
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Vũ Quỳnh (武瓊, 1453-1516) là một vị quan nhà Lê sơ, đồng thời cũng là nhà Sử học xếp hàng thứ 4 ở Việt Nam, sau 3 nhà Sử học Lê Văn Hưu  tác giả Đại Việt sử ký (1272), Phan Phù Tiên tác giả Đại Việt sử ký tục biên (1455) và Ngô Sỹ Liên tác giả Đại Việt sử ký toàn thư (1479).

 

Chi tiết

Sáng ngày 27/6/2022, để chuẩn bị cuộc Hội thảo về Tả Quân Lê Văn Duyệt, đại diện Viện Lịch sử dòng họ, gồm các ông: Hoàng Văn Lễ- Viện Trưởng; Võ Ngọc An- Viện Phó và ông Hoàng Long Vân- Tổng Thư ký; Cùng ông Vũ Hữu Chính- Chánh Văn phòng Trung tâm UNESCO Nghiên cứu Văn hoá các Dòng họ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐDH Vũ- Võ Phương Nam- TP. Hồ Chí Minh đã đến Lăng ông Tả Quân Lê Văn Duyệt, ở Bà Chiểu, quân Bình Thạnh giao lưu, tìm hiểu thêm về gia thế của Ngài.

Chi tiết

   Theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử dòng họ Vũ-Võ Việt Nam, vào đời nhà Đường (khoảng đầu thế kỷ thứ 9)

Chi tiết

    Theo các tư liệu nghiên cứu về lịch sử dòng họ Vũ-Võ Việt Nam, vào đời nhà Đường (khoảng đầu thế kỷ thứ 9), có một vị quan tên Vũ Huy, là người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến...

Chi tiết

Quần thể này nằm dưới chân núi Vua áo đen, bên hữu là sông Chảy, trước mặt là suối Ðại Cại. Những thần được thờ ở đây đều là những người có công khai sơn lập thạch, mở mang chợ búa, lập ra làng bản, phố xá. Ðền Ðại Cại có từ thời hậu Lê, do nhân dân tổng Lâm Trượng hạ xây dựng để thờ bà Vũ Ngọc Anh, con gái một vị quần thần nhà Lê bị nhà Mạc giết hại. Bà là một danh nhân, chịu trách nhiệm việc đáp luỹ xây thành, lập ra các chợ. Ngoài ra, đền có thờ hai anh em Vũ Văn Mật và Vũ Văn Uyển có công lớn trong việc chống quân nhà Mạc. Ðền Ðại Cại, đình Bến Lăn có kiến trúc đẹp, có đủ các đồ thờ tự như bát nhang đồng, ngai thờ sơn son thếp vàng, đề có trạm trổ tứ quý làm từ gỗ tứ quý như chò chỉ, vàng tâm, lõi thọ, đinh hương. Ðặc biệt, những tảng đá kê cột đình, cột đền được chạm trổ hình mặt trăng, hoa sen, lá đề, mỗi tảng nặng hơn 100 kg. Ðền có chiên đồng, chuông đồng, có sắc phong của vua Cảnh Phong và vua Tự Ðức. Ngôi đền có kiến trúc đồ sộ, các chân tảng kê cột loại lớn có đường kính tới 45 cm, loại nhỏ 32 cm để đỡ các cột nách, cột lòng. Các chân tảng đều chạm 16 cấnh hoa sen đều đặn vây quanh. Tại đây còn tìm thấy bệ Phật hoa sen bằng đất nung, bát sứ, lọ sư men ngà rạn trang trí hình cánh sen rất đặc trưng của nghệ thuật thời Trần. Ngay dưới chân núi, tại dải thung lũng trải dài song song với sông Chảy vẫn còn lưu lại dấu vết của ngôi đền và những bức tường đất của một toà thành bao quanh. Bãi đua ngựa luyện tập kỵ binh nằm trong thành ngay trước của đình Bến Lăn.

Chi tiết

 

Cách Hà Nội hơn 300 km theo hướng tây bắc, dọc quốc lộ 4D qua yên bái, vòng vèo quanh co mới nhìn thấy phố xá. Đó chính là Phố Ràng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Bảo Yên, huyện của ngõ phía nam tỉnh Lào Cai. Bề ngoài có vẻ bình an tĩnh tại, nhưng Phố Ràng đã trải qua bao biến cố, vì địa thế chiến lược phải gánh lấy sứ mệnh lịch sử bảo vệ trường tồn mảnh đất biên cương miền tây bắc gắn liền với vận mệnh tổ quốc.

Dấu tích lịch sử những thời đã qua là đô thống sứ Trần Tuyên Quang triều Lê,khoảng năm 1516- 1522 là căn cứ của hai anh em Vũ Văn Uyên và Vũ Văn Mật, còn có nhiều tên là thành Nghị Lang. Những hiện vật của thành Nghị Lang ngày nay đang được ngành văn hoá sưu tầm bổ xung vào kho bảo tàng và trưng bầy với hậu thế về lòng tự hào dân tộc của cha ông ta xưa.

Chi tiết

Thành cổ Nghị Lang còn được gọi là thành Nhà Bầu, của các chúa Bầu (Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật và con cháu) được xây dựng từ khoảng thế kỷ 16 – 17. Thành cổ Nghị Lang gắn liền với truyền thống giữ nước của cha ông ta xưa chống quân Mạc. Hiện nay khu vực di tích thành Nghị Lang còn phát hiện được nhiều di tích, hiện vật có giá trị.

Chi tiết

Miếu được xây dựng vào năm Giáp Tý (1864) và hoàn thành cuối năm Bính Dần (1866) đời Tự Đức 19, sau khi Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông, các sĩ phu yêu nước lui về các tỉnh phía Tây Nam Kỳ tiếp tục kháng Pháp .

Hơn một thế kỷ qua, miếu được tu sửa nhiều lần cho đến ngày nay kiến trúc vẫn còn tương đối uy nghi và cổ kính. Trước khi và miếu qua một cổng Tam quan sừng sững. Theo con đường rợp bóng mát của hai hàng cổ thụ sẽ gặp một văn bia bằng đá do chính Phan Thanh Giản trước tác khắc bằng chữ Hán vào năm Tự Đức thứ 20 (1867).

Chi tiết

Công trình Văn Thánh miếu khởi công vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hoàn thành cuối năm Bính Dần 1866. Cổng tam quan với ba tầng mái ngói dẫn vào bên trong di tích là con đường có hai hàng sao thẳng tắp. Trên con đường này trước gian chánh điện có bia đá tạc bài văn của cụ Phan Thanh Giản trước tác. Công trình Văn Thánh Miếu Vĩnh Long gồm có Văn Miếu và Văn Xương Các. Bên trong Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, Tứ Phối, Thập Nhị Triết (những người học trò xuất sắc của Khổng Tử). Tả Vu, Hữu Vu thờ Thất Thập Nhị Hiền.

Chi tiết

 

Văn Miếu Hưng Yên là Văn Miếu hàng tỉnh, còn gọi là Văn Miếu Xích Đằng, xây dựng năm Minh Mạng thứ 20 (1839), tọa trên một khu đất cao rộng gần 4.000m2, thuộc thôn Xích Đằng, phường Lam Sơn, thị xã Hưng Yên.

Hiện vật quý nhất của Văn Miếu là 9 tấm bia đá, trong đó 8 bia được lập năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), một bia được lập năm Bảo Đại thứ 18 (1943) ghi danh các nhà khoa bảng Hưng Yên. Có 138 vị đỗ đại khoa được ghi khắc vào bia từ thời Trần đến năm 1919 - khoa thi cuối cùng khoa cử nho học, trong đó có 21 vị nay thuộc địa phận tỉnh Thái Bình (Phủ Tiên Hưng của Hưng Yên ngày đó sau thuộc Thái Bình).

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »