Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 848
Truy cập hôm nay: 1,119
Lượt truy cập: 11,069,276
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ

Đỗ Trạng Nguyên là một vinh dự rất lớn. C'ac ông nghè, từ đời nhà Lê đã được tôn vinh. Có những lễ xướng danh, lễ vinh qui (vua ban cờ biển cho rước về huyện làng ) và được ghi tên vào bia đá đặc ở Văn Miếu. Đỗ TrTr.ng nguyên, tất nhiên được trọng vọng nữa. Đỗ Tiến sĩ, được bổ dụng đi làm quan, tối thiểu cũng làm quan tri phủ. Trạng nguyên , Bãng nhãn, Thám Hoa thì ở những chức vụ cao hơn.

Chi tiết

 

Nguyễn Hiền sinh năm Giáp Ngọ (1234) ở xã Dương A, huyện Thượng Nguyên, tỉnh Nam Định. Ông đỗ Trạng nguyên dưới thời Trần Thái Tông, lúc mới 13 tuổi, cùng Bảng nhãn Lê Văn Hưu (18 tuổi), Thám hoa Đặng Ma La (14 tuổi), mở đầu học vị Tam khôi của nước ta. Sách Nam Định Dư địa chí nói ông làm quan đến Công bộ Thượng thư. Dưới con mắt dân gian, Nguyễn Hiền là nhà ngoại giao mẫn tiệp, có tài ứng đối với sứ giả Nguyên Mông, giữ vững quốc thể, phù hợp với thời rực rỡ hào khí triều Trần chiến thắng ngoại xâm.

Lý Tử Tấn sinh năm Mậu Ngọ (1378) ở làng Triều Đông, huyện Thượng Phúc, (nay là huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây) đỗ Thái học sinh đời nhà Hồ năm 1400 cùng khoa với Nguyễn Trãi. Sau khi Nguyễn Trãi rút khỏi triều chính, Lý Tử Tấn được giao soạn thảo chiếu chế biểu, thư từ ngoại giao và từng đi sứ sang Trung Quốc. Ông là tác giả của các bài phú hùng hồn như "Chí linh sơn phú"... Cũng như Nguyễn Trãi, ông chủ trương "tâm công" (đánh vào lòng người) dùng văn chương trong thư từ đối ngoại, làm nước ngoài phải yêu mến.

Chi tiết

Hà Nam là mảnh đất hiếu học, tất nhiên ở đây kết tinh ở những nhân vật đỗ đạt, mà phải đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ. Chưa có điều kiện để kiểm kê số liệu chính xác về số người đỗ Tiến sĩ đương đại, dưới đây chỉ viết về 53 vị đỗ Tiến sĩ và 3 vị đỗ Tiến sĩ (Tiến sĩ võ), tính từ người đỗ đầu tiên năm 1429 - Tiến sĩ Nguyễn Khắc Hiếu đến người đỗ cuối cùng vào năm 1910 là cụ Phó bảng Bùi Kỷ. Thực ra, khoa cử thời quân chủ cũng chấm dứt  vào 8 năm sau đó- năm 1918)

Chi tiết

 

Bắc Ninh là nơi có nhiều nhà khoa bảng ngay từ thời niên thiếu đã thông minh xuất chúng, được sử chép là “Thần đồng”. Sau đây là một số nhà khoa bảng mang danh hiệu “Thần đồng” tiêu biểu:

1. Lý Đạo Tái: (1254-1334) - người xã Vạn Tư, huyện Gia Định, nay thuộc xã Thái Bảo, huyện Gia Bình. Sách “Đặc san Bắc Ninh” ghi chép là “Thần đồng” 9 tuổi đã giỏi văn thư. Năm 21 tuổi, khoa thi năm Giáp Tuất niên hiệu Bảo Phù 2 (1274) đời Trần Thánh Tông, đỗ đầu khoa thi Đại tỷ thủ sỹ. Sau ông không nhận quan chức, xuất gia, từng trụ trì ở chùa Vân Yên, Báo Ân, Thanh Mai, Côn Sơn và có công xây dựng chùa Đại Bi ở quê pháp hiệu là Huyền Quang. Ông có tập thơ “Ngọc tiên” và bài phú vịnh chùa Hoa Yên và 24 bài thơ chữ Hán chép trong “Việt âm thi tập” và “Toàn Việ t thi lục”.  

Chi tiết

Tài liệu "Khoa Bảng Nho Học Quảng Nam" của Giáo Sư Trần Gia Phụng được đăng trong Ðặc San Ðất Quảng năm 2001 của Hội Ðồng Hương Quảng Nam Ðà Nẵng tiểu bang Washington.  XuQuang.com xin chân thành tri ân Giáo Sư Trần Gia Phụng về các nỗ lực của ông trong việc nghiên cứu văn hóa và lịch sử Quảng Nam.

Chi tiết

 

1.      Võ Tá Trung    : Bá Quận Công, con Thể Quận Công.

Khoa Tân Hợi 1731.

2.      Võ Tá Liễn      : Khiêm Quận Công, con Bàn Quận Công.

Khoa Tân Hợi 1731.

3.      Võ Tá Tốn       : Thác Quận Công, em Bàn Quận Công.

Khoa Quý Sửu 1733.

Chi tiết

Trạng nguyên là học vị cao nhất, dành cho người đỗ đầu khoa thi Đình. Thi Đình có nghĩa là thi ở sân đình trong cung Vua. Thi Đình, nhà vua trực tiếp ra đầu đề và sau khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài văn sách, cân nhắc điểm số, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Có ba loại học vị trong kết quả thi đình được xếp vào ba cái bảng gọi là giáp (chữ khoa giáp hay khoa bảng từ đó mà ra. Thời Nguyễn còn có học vị Phó bảng).

Chi tiết

 

1.        VŨ VỊ PHỦ. Người Hồng Châu – Nay thuộc tỉnh Hải Dương, đỗ Ất khoa, khoa thi Thông tam giáo năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Ung Chính Bình 16 (1247) đời Trần Thái Tông.

2.        VŨ NGHIÊU TÁ -người xã Mộ Trạch, huyện đường An (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương). Đậu thái học sinh năm Giáp Thìn (1304) đời Trần Anh Tông(12393 – 1314), làm tới chức Nội thị hành khiển Tả bộc xạ( Tể tướng). Đến đời Trần Hiến Tôn (1329 – 1341) giữ chức Phụ chánh cho nhà vua (Trần Hiến Tôn lên ngôi mới mười tuổi). Thời gian này thượng hoàng Anh Tông ngự giá chinh phạt giặc Ngưu Hồng và Ai Lao.

3.        VŨ NÔNG ( Còn có tên là VŨ HÁN BI) – Em ông Vũ Nghiêu Tá đậu thas1i học sinh cùng khoá với anh. Sau Vũ Nông nối chức anh làm Nội thị hành khiển Tả bộc xạ, vào cuối đời Trần Hiến Tông, đầu Trần Dụ Tôn.

Chi tiết

 

Đinh từ tự điển viết bằng chữ Hán, do Nho sinh Vũ Tông Hải, tự là Bao Như trước thuật xong vào ngày tốt tháng 2 mùa Xuân năm Cảnh Hưng thứ 31 (1780). Lang Trung Vũ Lan Am (Vũ Phương Lan) đề tựa. Tiến sĩ, cống bộ Phó sứ, Đông các đại học sĩ, Hồng Trạch Bá Vũ Di Hiên (Vũ Huy Đĩnh) xem lại. Nhóm tác giả này đều là anh em con cháu họ Vũ ở làng Mộ Trạch.

Đinh từ tự điển hiện nay lưu ở Ban quản lý di tích Mộ Trạch có lẽ là bản sao, không rõ thuộc thế hệ thứ mấy? Sách gồm 47 trang, giấy cũ, khổ 14x27cm. Chữ Hán chân phương, mỗi trang 8 dòng, dòng nhiều nhất 23 chữ, dòng ít nhất 3 chữ; tổng cộng khoảng gần 6000 chữ.

Chi tiết

 

1.     PHÁI GIÁP:

Không phải phái này là con trưởng hay đàn anh bảng phái sau đâu! Theo ý kiến riêng, có lẽ Cụ Tổ mở đầu của phái Giáp đã xuất hiện sớm nhất? So với 7 cụ khởi Tổ 7 phái tiếp theo chăng? Không biết Ngài tên gì cả! Chỉ chép là Vũ Công = (ông họ Vũ) có tên hiệu là Chân Nhân. Đây là cụ khởi Tổ của phái giáp.

-         Có lẽ cụ Tổ Chân Nhân này sinh vào khoảng những năm 1425 – 1430? Vì con trai cụ là ông Hoàng Giáp Tiến sĩ Vũ Quỳnh (sinh năm Quí Dậu 1453) đời vua Nhân Tông. Thì Cha là cụ Chân Nhân được triều đình Lê Thánh Tông tặng cho chức Tham Chính (lúc đó cụ đã mất lâu rồi) vì ông Quỳnh đỗ Tiến sĩ năm 1478 (sau ông Vũ Hữu 15 năm) đã ra làm quan. Nên biết: đời xưa, lúc còn sống, vua ban cho chức tước thì gọi là Phong. Lúc chết, vua cho chức tước thì gọi là Tặng. Bởi thế mới có thành ngữ cổ: Sinh phong, Tử tặng (sống được phong chức, chết được tặng chức).

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »