Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > KHOA BẢNG

Địa phương có nhiều người đỗ đại khoa nhất là trấn Kinh Bắc xưa (chủ yếu là tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay, thêm một phần các huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Vĩnh Phúc và Văn Giang (Hưng Yên ngày nay). Kể từ khoa thi đầu tiên thời Lý Nhân Tông năm 1075 đến khoa thi chữ Hán cuối cùng năm 1919, cả thảy có 843 khoa thi, lấy đỗ 2.991 tiến sĩ và 47 trạng nguyên, thì Kinh Bắc có 645 tiến sĩ (chiếm gần 1/3 cả nước) và 17 trạng nguyên (chiếm 1/3 cả nước).

Chi tiết

Đây là Văn miếu trấn Hải Dương xưa, tọa lạc trên đất làng Mao Điền, nên còn được gọi là Văn miếu Mao Điền (nay thuộc xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng). Ngoài giá trị là nơi tôn thờ đạo học đứng đầu một tỉnh, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1992, trùng tu, tôn tạo, xây dựng mới năm 2004-2005: Văn miếu Mao Điền vừa có tính kế thừa vừa mới mẻ. Trong hậu cung văn miếu có tượng thờ của nhiều bậc đại khoa Nho học, các danh nhân văn hóa tiêu biểu của tỉnh Đông và của cả nước. Ở Trung tâm hậu cung Văn miếu là tượng và khám thờ Khổng Tử (tức Khổng Khâu, sinh năm 551, mất năm 479 trước Công nguyên). Khổng Tử sáng lập trường phái Nho giáo, là nhà tư tưởng, triết lý vĩ đại của Trung Quốc thời cổ đại và sa nhân loại.

Chi tiết

Nhân đây ai ai cũng nói qua vị Tiến sĩ Lê Văn Thịnh có tài nhưng cũng "Nhiều tật" có công phò 2 đời vua Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông đã đỗ đầu trong kì thi "Khoa Minh Kinh Bác Học"vào khoảng năm Ất Mão (1075).

Chi tiết

Phải chăng hồi xưa ở Việt Nam thi đậu bằng tiến sĩ, cử nhân, được ra làm quan phải không? Học vị này có từ thời nào?

Chi tiết

Trường thi Hương có từ đời Lê, mỗi khoa một lần chỉ có nhà gianh và rào nứa. Bốn phía ngoài cùng trường  thì rào tre nứa thật kín. Trong trường chia làm 4 phần: Phần thứ nhất ở trong cùng là nơi các quan đồng khảo, phúc khảo và giám khảo ở, phần giữa là nơi các đề điệu, giám thị và các quan dự vào việc thi. Hai phần này đều rào phên tre thật kín.

Chi tiết

Sau khi xây Văn Miếu tại kinh đô Huế vào năm Gia Long thứ 9 (1808), các tỉnh trong khắp đất nước lần lượt xây dựng Văn Miếu tại địa phương. Việc lập Văn Miếu cho thấy triều đình trọng Nho học và đề cao việc giáo dục.

Chi tiết
Trang:6 - 7 - 8 - 9 - 10 - 11 - 12 - 13 - 14 - 15« Back · Next »