Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 310
Truy cập hôm nay: 3,327
Lượt truy cập: 10,323,000
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Việc thi cử của các triều vua dưới dạng các con số

VIỆC THI CỬ CỦA CÁC TRIỀU VUA DƯỚI DẠNG CÁC CON SỐ

Vietsciences-Nguyễn Văn Lục   

1.      Nhìn chung về kết quả các cuộc thi

2.      Tính cách Chính trị của Khoa Cử.

3.      Về Tỉ Lệ Con Số người thi đậu

4.      Thi Cử ở Vùng Đất Mới

5.      Tỉ Lệ Thi Đậu ở Miền Trung.

6.      Tỉ Lệ Thi Đỗ Tại Bắc Kỳ.

7.      Tỉ Lệ Thi Đỗ — Các Vùng Cao

8.      Về những Người Không Đậu

9.      Về Việc Tổ Chức Thi Cử

Nước ta có 20 thế kỷ chữ Hán từ thời Bắc thuộc. Có 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ bắt đầu từ thế kỷ 10 và khi bước sang thế kỷ 18-19 là thời kỳ toàn thịnh của chữ Nôm, lấn át chữ Hán với Hịch Tây Sơn, sau đó đến Truyện Kìều. Việc thi cử vì thế cũng dựa trên cái đà phát triển của chữ Nôm và chữ Hán.

Việc thi cử ở nước ta mới có từ gần ngàn năm nay. Trước đó, khoa cử còn thiếu, các đời Đinh Lê về trước, trong việc kén hiền tài tuyển chọn người chỉ là tuỳ tiện không câu nệ cũng không theo phép tắc gì cả. Kể từ năm 1072, đời Lý mới mở khoa thi để tuyển chọn người có tài ra giúp nước. Con đường tìm người tài giỏi, trước hết là khoa mục, phàm muốn thu hút người tài năng, thì người làm vua một nước không thể nào không có khoa cử. (1)

Khoa cử chẳng những cung cấp nhân tài, người giúp vua trị nước mà còn là vốn quý cho văn học có cơ phát triển. Dẫn chứng cụ thể là vào những thế kỷ 10-12 chúng ta có được 50 tác giả làm thơ văn thì đa số là các nhà sư như Viên chiêu thiền sư (998-1090) Diệu nhân ni sư, Mãn giác thiền sư (1051-1096). Pháp Bảo, Không lộ thiền sư, Quảng nghiêm thiền sư vv... Nhưng khi mà thi cử đã phát triển với nhiều nhân tài, nhiều tiến sĩ thì chính các nho sĩ này sẽ là những nhà văn, nhà thơ. Vì vậy, ở thế kỷ 13-14 đã có trên 60 tác giả mà hầu hết là giới nho sĩ. Sang đến thế kỷ 15 thì đã có trên 80 tác giả mà đa số là các nho sĩ đã thi đỗ, vượt xa tất cả các thế kỷ từ trước tới nay. Đồng thời văn học vừa có tính cách đa dạng, với đủ mọi loại đề tài, đủ các thể loại khác nhau. Xem như thế thì, có sự phát triển đồng bộ giữa văn học và thi cử. (2)

Trong bài này chúng tôi tìm hiểu việc thi cử dựa trên những số liệu mà chúng tôi có được theo khảo hướng thống kê để từ đó rút ra được những ý nghĩa, những giải thích xét ra phần nào giúp chúng ta có được một số ý tưởng nòng cốt của việc thi cử ở Việt Nam.

Nói chung thì con đường cử nghiệp không phải là con đường bằng phẳng. Nhiều sĩ tử vướng mắc vào vòng thi cử đã lao đao lận đận cả đời. Ông nội Ngô Tất Tố chỉ đỗ tú tài sau khi đã lận đận 7 lần khoa thi hương. Đến ông thân sinh ra ông Tố thì đã trải qua 6 lần lều chõng. Đến lượt ông Tố thì 2 lần thi hương không đậu. Đến kỳ thi sát hạch ở Bắc Ninh, ông đỗ đầu nên người ta mới gọi ông là Đầu xứ Tố. Lúc đó ông mới 22 tuổi. Việc thi cử thật trần ai, vạn người thi, không lấy được trăm người đỗ nên đã để lại nỗi chán chường, tủi nhục và nước mắt thể hiện qua thi ca.

Không phải là thưà khi nhắc lại trường hợp Trần Kế Xương than thở trong bài phú Hỏng thi của ông:

Đau quá đòn hằn rát hơn lửa bỏng.

Tủi bút, tủi nghiên, hổ lều, hổ chõng.

Hoặc của một sĩ tử vô danh thị:

Than ôi, ai biết chăng ai, hỏng ôi là hỏng

Việc khoa cử khen ai khéo đặt, lừa anh hùng đến đầu bạc chưa thôi, áng công danh là số phận không lường, trêu sĩ tử dẫu gan vàng cũng núng.

Và mỗi lần thi rớt, còn mặt mũi nào nhìn vợ, nhìn con, bị người đời coi là hạng vô danh hạ sĩ.

Cũng vì vậy mà trong suốt gần ngàn năm, khi có thi cử, kể từ đời Lý nhân Tông (1072-1076), chúng ta chỉ lược kê ra được một vài nhân tài, mà tài năng xuất chúng không đợi tuổi.

Năm 1247, đỗ trạng nguyên có Nguyễn Hiền, người thuộc huyện Thượng Hiền, thuộc phủ Xuân Trường, tỉnh Hànam, Ninh ngày nay. Ông Hiền lúc đó mới có 13 tuổi. Điều này cũng chứng tỏ triều đình đã tuyển chọn người tài mà không cần xét đến tuổi tác, già trẻ. Đó là một ưu diểm.

Ông Nguyễn Trãi đã đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), khoa Canh Thìn, lúc 20 tuổi và sau đó được bổ làm quan giữ chức ngự sử. Hoặc trường hợp Hội nguyên, Đình nguyên Hoàng giáp Ngô thì Sĩ vào năm Cảnh Hưng thứ 27 (1766), ông này kể từ khi thi tam trưòng đến thi hội rồi thi Đình cũng đều đỗ đầu. Và đó cũng là trường hợp cụ Nguyễn Khuyến, mà ta thường gọi cụ là Tam nguyên Yên Đổ. Hoặc trường hợp đặc biệt có cha, em và hai con cùng thi đậu trong đó cha là Ngô Thúc Định, đậu lúc 19 tuổi và con là Ngô Quán. Em là Ngô Trọng Nhạ đậu lúc 16 tuổi. Ngô Trọng Nhạ, Ngô Thúc Định, Ngô Mạnh Nghinh đậu cùng một khoa Duy Tân 1915. (3)

Nhìn chung về kết quả các cuộc thi

Ngoại trừ một vài trường hợp đặc biệt vừa nêu trên, việc thị cử thật ra là cực kỳ khó khăn mà dựa trên những con số chúng tôi nêu ra đây làm chúng ta bất nhẫn, nghĩ tới số phận của không biết bao nhiêu sĩ tữ đã để ra cả đời học hành mà số phận long đong với cử nghiệp.

Theo Quốc triều hương khoa lục của Cụ Cao Xuân Dục thì trưòng Thi Hương ở Huế trong suốt 105 năm có 42 khoa thi hương, có được 1263 cử nhân. Sở dĩ dưới triều Nguyễn, số khoa thi Hội và Đình ít hơn, vì Gia Long đã không cho tổ chức kỳ thi này, Khoa thi hương đầu tiên tại Huế là năm 1813. Cho mãi đến năm 1822 (Nhâm Ngọ) dưới thời Minh Mạng mới có khoa thi hội. Về điểm này,chúng tôi thắc mắc tại sao Gia long lại không tổ chức thi hội. Ngay năm 1803, vừa lên ngôi một năm, Gia Long đã lập nhà Quốc học ở Huế, thiết lập các chức đốc học ở tỉnh, giáo thọ, huấn đạo ở các phủ huyện.

4) Rõ ràng là muốn mở mang, phát triển việc học để đào tạo nhân tài. Vậy tại sao không mở các kỳ thi hội. Có thể suy đóan, ông ngại hay nghi ngờ những tài năng xuất chúng. Một điều rõ ràng, dưới triều Nguyễn đã bãi bỏ chức trạng nguyên.

Căn cứ vào sách Lịch triều hiến chương loại chí thì dưới đời Lý, Lê, nhất là đời Hồng Đức, số người đỗ tiến sĩ rất cao, có những năm như Hồng đức thứ 9 (1478), lấy đỗ tiến sĩ 62 người, Hồng đức thứ 15, lấy đỗ 60 người, Hồng Đức thứ 21 (1490) 54 người.

Nhận xét về điểm này Đỗ Nhuận viết vào năm 1484: Việc lớn trong chính trị của Đế Vương, chẳng gì gấp bằng NHÂN TÀI. Chế độ của nhà nước muốn được kỹ càng, tất phải đợi ở Hậu Thánh (Các vua nối nghiệp về sau). (5)

Trước kia 6 năm một khoa thi, nay theo chế độ nhà Chu, định lệ 3 năm một khoa. Trước kia lấy đỗ chẳng qua vài ba chục người, nay lấy rộng người thực tài, không lo bội số. Với một tinh thần như thế, chúng ta sẽ cắt nghĩa làm sao những con số những người đỗ tiến sĩ dưới triều Nguyễn. Chẳng nhẽ sau cả gần 300 năm mà tinh thần thi cử dưới triều Nguyễn lại tỏ ra lạc hậu hơn các vua đời nhà Lê ? Vì vậy thi cử thịnh hành nhất là thời Hồng Đức.

Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người Công Bằng đời sau càng không thể theo kịp.

Chọn người cốt lấy rộng học thực tài, Không hạn định ở khuôn khổ mực thước Trong nước, không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém (LTHCLC).

Cho nên, để tưởng thưởng xứng đáng những người tài giỏi, kể từ năm 1442, bắt đầu dựng bia tiến sĩ. Và ra luật lệ cấm 2 loại người sau đây không được phép ứng thi:

-Người bất hiếu, bất mục, lọan luân, điêu toa, dẫu có học vấn văn chương cũng không được vào thi.

-Những người làm nghề hát xướng, nghịch đảng, và có tiếng xấu thì bản thân và con cháu không được thi.

Nghĩa là một người ra làm quan thì phải vừa có tài, vừa có đức. Nhưng đức là điều kiện tiên quyết cho việc ra làm quan.

Trong việc thi cử mà nếu gian lận thì suốt đời không được đi thi. Đến thi hội mà gian lận thì phải xử tội đồ, và suốt đời không được đi thi và không được bổ dụng. Nhà vua phán: Phép cấm không nghiêm thì không trừ được thói gian dối, chọn lọc không tinh thì không lấy đựợc người thực tài.

Trường hợp ông Đào Duy Từ (1572-1634), vì là con một nhà hát bội nên đi thi hương đã bị đánh hỏng, ông phẫn chí bèn rời bỏ quê hương ở đằng ngoài, thuộc chúa Trịnh đi vào đằng Trong thuộc chúa Nguyễn để tìm đường tiến thân. (6)

Tính cách Chính trị của Khoa Cử.

Cũng dựa vào các con số, chúng tôi thấy các khoa thi không tiến hành đúng theo quy định 3 năm một lần như trong thời Minh Mạng đã quy định. Thi Hương thường được tổ chức vào mùa thu trong năm, rơi vào các năm tý, ngọ, mão, dậu. Thi hội vào mùa xuân trong các năm sửu, mùi, thìn, tuất... Nhưng lại có khá nhiều ân khoa. Như tại Huế, trong suốt 105 năm, có tổ chức 42 khoa thi, thì có đến 9 ân khoa rồi. Có nhiều lý do để cắt nghiã về các ân khoa này, có thể để ăn mừng lễ vạn thọ khánh tiết, hoặc để ăn mừng lễ đăng quang vua mới, hoặc nhằm kêu gọi sự hợp tác của nhà nho ở vào những thời điểm mà uy tín cửa triều đình đang xuống dốc, chẳng hạn sau cuộc rút quân dưới thời Thiệu Trị ra khỏi Cao Mên. Ý nghĩa của các ân khoa như vậy rõ ràng đi xa khỏi mục tiêu tuyển chọn nhân tài để cho thấy rõ khiá cạnh chính trị chen vào. Chẳng khác gì, nhân ngày lễ thả tù nhân thì đâu còn màng tới vấn đề công lý, vấn đề xã hội nữa. Chẳng hạn, năm 1848 (Tự Đức thứ 1), nhân dịp vừa lên ngôi ra lệnh tổ chức kỳ thi hương đặc biệt ân khoa. Trong dịp này có trường hợp hy hữu trong thi cử, xin kể ra đây. Số là có 2 anh em bài vở có nhiều điểm giống nhau về ý tưởng cũng như văn phong. Chủ khảo Hoàng tế Mỹ dán giấy mỏng che đậy tên 2 người trình vua Tự đức. Vua truyền cho tổ chức thi 2 người, ngồi riêng 2 phòng, trong 3 ngày, chính tay Tự Đức duyệt bài và ngự phê: Văn chương là lẽ công bằng, 2 anh em văn chương đều kiệt tác. Quý đặng chân tài. Anh em đồng khoa là việc tốt 2 anh em đó là Hoàng kim Giám và Hoàng kim Tịch, tức Hoàng Diệu sau này.

Tính cách chính trị còn thấy rõ rệt trong các kỳ thi Hội, nhất là thi Đình. Chúng tôi vẫn tự đặt nghi vấn là đã có kỳ thi hội rồi, rại sao còn tổ chức kỳ thi Đình làm gì. Phải chăng chỉ nhằm mục đích xếp hạng cao thấp. Không hẳn như vậy. Ít có nước nào mà kỳ thi lại do chính tay vua xếp đặt, ra đề thi, nhất là phần văn sách... Chẳng hạn, năm 1493, Chính vua xem quyển, định thứ bực cao thấp. Rồi vua ngự chính điện, truyền loa xưóng danh tiến sĩ, sau đó ban mũ đai và áo cho các tiến sĩ, cuối cùng thì ban yến... Rồi năm 1496 chính vua ra đề thi hỏi về văn sách, hỏi về đạo trị nước. Sau đó, dẫn các cử nhân vào sân điện Kim Loan, Vua xem dung mạo định lấy đỗ 30. Qua đọan trên cho thấy việc thi cử, nhất là trong các kỳ tiến sĩ có tác năng chính trị, nhằm bảo đảm sự trung thành, phục vụ cho vua. Vì thế mà chính vua can thiệp vào trong tiến trình thi cử, để loại trừ những thành phần mà xét ra không thích hợp. Việc xem dung mạo quyết định lấy 30 người đỗ không thể nói gì khác hơn tại sao lại tổ chức thi Đình. (7)

Tính cách chính trị còn có thể thấy rõ trong việc các làng công giáo không có người thi đậu đưọc trình bày ở phần sau. Trong những bài thi văn sách, nhà vua tự ra đề tài về chính sách cấm đạo để từ đó yêu cầu sĩ tử bàn luận và hưởng ứng chính sách của triều đình. Một đề tài thi cử như vậy đã hẳn có tác dụng lớn trên những chọn lựa của mỗi sĩ tử về vấn đề tôn giáo, đồng thời cũng tuyên truyền và ủng hộ đường lối của Triều đình trong phạm vi này.

Như trên đã trình bày, đường lối tuyển chọn nhân tài thật kỹ càng như vậy, nhưng vẫn không tránh được có trường hợp một số cống sĩ có thể bất phục và chống lại triều đình. Nhất là ở giai đọan khi mà sự có mặt của người Pháp là một thực thể khó có thể chối cãi được, đưa tới những thái độ nghi ngờ về sự bất lực của triều đình trong việc chống đối lại người Pháp. Đó là trường hợp Cụ Phan Chu Trinh, khi vua Khải Định sang Pháp để dự đấu xảo ở Marseille. Ông đã hài ra bảy tội của Khải Định là tôn bậy quân quyền, lạm hành thưởng phạt, thích chuộng sự quỳ lạy, xa xỉ quá độ, ăn bận không phải lối, tội chơi bời, chuyến đi Tây có sự ám muội. Thư thất điều đã được báo chí ở Pháp phổ biến, gây một tiếng vang bất lợi cho triều đình bấy giờ. Qua lá thư của Phan chu Trinh, người ta cũng thấy được, giới sĩ phu ít còn tin tưởng vào chế độ quân chủ mà họ cho là nguyên nhân tình trạng đưa đến mất độc lập, mất chủ quyền và trở thành nô lệ cho thực dân Pháp. Sự oán hận nhà vua chứng tỏ vai trò của một ông vua bù nhìn đưa đến sự chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến như là giải pháp cần thiết đi trước cả giải pháp dành lại độc lập.

Về Tỉ Lệ Con Số người thi đậu

Sau đây, chúng tôi đưa ra con số những người đỗ đạt tỉ lệ với số người ứng thi đã là then chốt của vấn đề thi cử ở nước ta. Xin dẫn chứng năm 1463, có 4400 người ứng thi, lấy đỗ hơn 40 người, tỉ lệ 1%. Năm 1502, tháng 2, có 5000 người thi cử nhân, lấy đỗ 61 người, tỉ lệ hơn 1%. Năm 1514, có 5700 người, lấy đỗ 43 người. Tỉ lệ chưa được 1%. Cũng nên nhớ rằng cái tỉ lệ này đã không tính tất cả những người đã dự thi ở quận huyện. — quận huyện, người ta đã sàng lọc tất cả những người kém cỏi không đủ tư cách để dự kỳ thi Hương rồi. Nếu tính tất cả những người dự thi ở quận huyện thì tỉ lệ sẽ là 1 phần vạn.

Có 3594 người thi đỗ trong 32 khóa thi từ 1807 đến năm 1858 chỉ là một phần tinh hoa quá nhỏ, quá ít, vô cùng vô nghiã trong một đất nước có từ 600.000 đến 1 triệu người đăng ký thi, tuổi từ 18 đến 60. Chia đều thì có khoảng 116 người thi đỗ trong mỗi khoá, và tính bình quân mỗi năm thì có khoảng 44 người. (Khoa mục chí)

Có người 16 tuổi đã đỗ như ông Ngô Trọng Nhạ. Có người như cụ Đòan tử Quang mãi tới 82 tuổi mới thi đỗ hội nguyên. Trong thư mục của cụ Hoàng Xuân Hãn do Tạ trọng Hiệp soạn (8) có đưa ra trường hợp cụ Đoàn Tử Quang đã để cả đời để học và thi và cho mãi đến năm 1900 cụ mới đậu cùng với Phan Bội Châu. Giả dụ cứ 3 năm thi một lần, không kể đến các ân khoa, thì trước sau cụ có thể đã dự 21 kỳ thi hương. Trong 21 khoa thi đó, không có gì làm bằng cớ cụ dốt nên đã rớt, nhất là sau này cụ đã đậu thi hội. (Bị giáng xuống cử nhân chót vì phạm trường quy). Cụ rớt, cụ đỗ, chỉ vì tỉ lệ xác suất, độ may rủi, về lề lối tổ chức chấm bài. Bài thi do các ông sơ khảo chấm. Rồi phúc khảo, cuối cùng đến giám khảo duyệt lại. Có biết bao nhiêu hệ số chủ quan của các ông giám khảo này. Có một kẽ hở rất lớn trong tổ chức thi cử thời xưa là mặc dù luật lệ rất nghiêm nhặt từ trường thi, quyển thi đến chấm thi, nhưng lại không có luật lệ rõ ràng về cách cho điểm.

Trong khoa thi này cụ Phan bội Châu đỗ Giải nguyên và cụ Đoàn tử Quang đỗ Á nguyên, nhưng vì phạm trường quy, theo lệ phải dánh hỏng. May nhờ chủ khảo là Khiếu Năng Tĩnh có lòng nhân từ thấy ông tuổi tác cao mà bị trượt nên họp bàn với các quan trường, đệ quyển thi về kinh, và dâng sớ xin cho ông đỗ cử nhân. Vua Thành Thái ban chỉ đặc cách cho Đoàn Tử Quang đỗ cử nhân thứ 21.

Chủ khảo Khiếu Năng Tĩnh và phó chủ khảo Mai Khắc Đôn viết bài: Nhai sự Ký kể lại việc này như sau: Khoa Canh Tý năm Thành Thái thứ 12, trường thi Hương Nghệ An, sĩ nhân Đoàn tử Quang 82 tuổi, quê làng Phụng Công, phủ Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đã đỗ 2 khóa tú tài, nay đỗ cử nhân thứ 21... Từ khi quốc triều mở khoa thi đến nay, chưa từng thấy có chuyện lạ như thế.

Hôm xướng danh, người đi xem đông hơn đám hội. Xướng đến tên Đoàn tử Quang đỗ cử nhân thứ 21, một ông già dạ lên, chen đám đông bước vào, râu tóc trắng xóa, phong thái như người tiên. Các quan Tây, quan tỉnh đến cầm tay ông khen ngợi... Thật cảm động. Vào dự yến, không quên lấy phần về cho mẹ già 98 tuổi. (9)

Chúng tôi nhận thấy không biết bao nhiêu là điều luật về tổ chức, về trưòng thi, về các giám thị, về các giám khảo, nhưng lại không có những hướng dẫn minh bạch về cách chấm thi. người ta tin tưởng hòan tòan vào khả năng của người chấm. Cùng lắm thì chỉ có những bài mẫu văn thơ phú để làm tiêu chuẩn. (10) Cho nên, tổ chức thi cử như vậy là kéo lê một cái máy chém từ thế hệ này đến thế hệ khác mà nội dung thi cử hầu như không có gì thay đổi. Đấy là tôi chưa nói tới nội dung các bài thơ phú mẫu căn cứ vào đó để các giám khảo chấm bài mà nội dung cho ta có cảm tưởng nó rỗng tuếch, nó kêu. Đọc một đọan phú, cả trang giấy chỉ thấy những chữ lổm ngổm, kêu rổn rảng, có vẻ khó hiểu, kỳ bí mà thật sự nghèo nàn và nông cạn về nội dung,. Hình như triều đình nếu có thay đổi gì thì chỉ bận tâm tới những thay đổi về tổ chức mà không bao giờ có ý tưởng cho thấy muốn thay đổi về nội dung thi cử, cho thích hợp, cho đáp ứng kịp thời. Nội dung thi cử, người chấm, người thi khi mà cả 3 cái đó trùng hợp vào nhau thì có thể đỗ, khác đi thì rớt. Vì thế, xét thực tế, có đỗ, có rớt, nếu có điểm lợi gì, thì đó là cái lợi cho cá nhân ứng thi, còn nói về đại cuộc, có ích gì cho đời thì thật chẳng là bao.

Chúng tôi cũng nhận thấy không hiếm trường hợp anh em, bố con cùng đậu một khoa. Điều đó chỉ cho thấy có sự hên xui, may rủi, không cắt nghĩa được nên mới có câu Học tài Thi phận.

Trong bia đề tên các tiến sĩ khoa Mậu Tuất, Thành Thái thứ 10, chúng tôi liệt kê ra được số tuổi khá chênh lệch của họ: Có 2 người 26 tuổi, 1 người 27, 1 người 35, 1 người 39, 1 người 40, và người già nhất 47 tuổi. (Khoa mục Chí).. Không thể nói càn là vì ông 47 tuổi mới đỗ là vì dốt được. Đã gọi là dốt thì không thể đỗ được, nhất là đỗ tiến sĩ. Vậy làm sao cắt nghiã được sự chênh lệch về tuổi của họ. Chỉ có một cách giải thích tóan học là vì có quá nhiều người đi thi, và số đỗ lấy quá ít, nên đỗ hay không chỉ là vì vấn đề xác suất, may rủi như chơi vé xố thôi. Đó là vấn đề rút thăm, giữa nhiều người giỏi để chọn lấy một vài người.

Dưới triều Tự Dức trong Đại Nam thực lục có 17713 thí sinh được chấp nhận năm 1870, chỉ có 8 người đỗ tiến sĩ. Như vậy, cứ 1000 người đăng ký dự thi, có 20 được chấp nhận và không tới một người đỗ. Tỉ lệ gần 1 phần ngàn. Con số tỉ lệ 1 phần ngàn, nếu cứ tích lũy số người thi rớt mỗi năm, sẽ đạt tới con số triệu dễ dàng. Dĩ nhiên, triệu người thi rớt này cũng sẽ là thành phần những ứng sinh của khoá tới, có khi kéo dài hằng 9-10 khoa. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng rớt hay đỗ không còn là vấn đề giỏi kém, mà là một thứ sổ số mà thôi. Hằng triệu người đi thi, lấy đỗ chưa tới số trăm cử nhân thì dưới dạng thống kê là một con số vô nghiã.

Thi Cử ở Vùng Đất Mới

Đi vào từng địa phương, từng miền, những con số trình bày sau đây cũng cho chúng ta một sự ngạc nhiên không ít. Chẳng hạn, tại Nam kỳ với các di dân do người Việt từ phía Bắc tới hoặc người Trung Hoa tị nạn, vì vậy dân số gia tăng nhiều, tỉ lệ dân số gia tăng là 20%, trong khi đó tỉ lệ đỗ đạt lại giảm đi gần 2% so với tỉ lệ của cả nước. (11) Những di thần người Trung Hoa bài Mãn phục Minh đã đến xứ Đồng Nai, Gia Định và Hà tiên đáng xem xét kỹ hơn. Trần thắng Tài và Dương Ngạn Địch đem binh lính và quyến thuộc hơn 3 ngàn người và 50 chiến thuyền đến Cù lao Phố (Biên Hòa) và Mỹ tho để khai thác. Gia Định thành thông chí ghi rằng nhóm Trần thắng Tài yểm trợ việc lập chợ, buôn bán giao thông với người Tàu, người Nhật, tụ tập đông đảo ở Cù lao Phố. (12)

Điều này có thể cắt nghiã được là lý do đời sống ở miền Nam tương đối dễ dàng, lại xa mặt trời, xa các thủ đô văn hóa như Thăng Long và sau này là Huế. Dại gì đi học vẫn có đủ ăn ngày hai bữa, so với Bắc và Trung phần thì Nam phần là nơi dễ sinh sống, đất rộng người thưa. Người dân thảnh thơi vừa làm vừa chơi cũng đủ ăn...

Thiên nhiên ưu đãi, thực phẩm có thừa, công việc nhàn rỗi, áo quần nhà cửa, chữ nghiã còn thiếu, nhưng so sánh với một số địa phương khác thì đồng bằng sông Cửu Long quả là nơi lạc thổ. Nhiều đìa cá, cá nổi đầu lên như mù u chín rụng, nhưng chẳng ai khai thác, gặp năm cá sụt giá. Đìa ấy để cho người vùng trên đến mót lượm, cá chia 2 với chủ, Vịt nuôi không cần cho ăn, mùa hạn, dưới rạch đầy cá nhỏ, vịt thả rong, chiều tối về chuồng. Những người khẩn hoang thường là những người CHỮ NGHĨA KHÔNG ĐẦY LÁ ME, không rành cách ngôn thánh hiền. (13) — trong Nam, người ta nói tới ông Điền chủ, ông Bá Hộ nhiều hơn là quan phủ quan huyện. hai câu thơ sau đây cho thấy sự giầu có của Điền chủ:

Đất năm dây cò bay thẳng cánh (1 Dây khoảng 10 mẫu ta)

Anh dám hỏi nàng quê quán ở đâu.

Một điền chủ chết để lại một gia tài khoảng 75 mẫu ruộng, nhà cửa vàng bạc châu báu và một số tiền là 15000 quan tiền (Vào thời Minh mạng, một mẫu ruộng trị giá khoảng 180 quan tiền. (14) Điều đó cho thấy điền chủ trong Nam giầu tới mức nào.

Điều này chứng tỏ rằng việc thi cử ngoài lý do xã hội, danh tiếng, truyền thống,, còn có vấn đề hoàn cảnh kinh tế nữa... Trong số 6 tỉnh, Gia Định có số người thi đỗ cao nhất. Vì đây là một tỉnh có nếp sống văn hóa cao hơn các tỉnh khác, nếp sống đô thị rõ nét hơn với nhiều cơ cấu truyền thông, báo chí, tin tức được phổ cập, dễ có xu hướng trọng văn hóa bằng cấp địa vị xã hội.

Vì vậy mà trong biên niên sử đời Gia Long đã tỏ ra bận tâm về sự suy thoái về kết quả thi cử ở miền Nam và cũng nhận thức rằng có nhiều con đường khác đi đến thành công về mặt tài chánh mà không cần phải qua con đường thi cử.

Tỉ Lệ Thi Đậu ở Miền Trung.

— các tỉnh miền Trung, có sự gia tăng khá mạnh, trội vượt hẳn các tỉnh phía Nam về số thí sinh thi đậu. Tất cả là 1115. Điều đó cũng dễ hiểu, vì nay vùng đất miền Trung nằm trực tiếp trong vùng ảnh hưởng của triều đình Huế.

Nhưng đặc biệt rất khó giải thích tại sao con cái dòng họ, các dòng Tôn Thất xa gần với vua lại có rất ít người thi đậu làm quan. Sĩ số thành phần này thi đậu có thể đếm trên đầu ngón tay, nhất là các năm đầu của các vua triều Nguyễn. Kể từ Thành Thái trở đi, người thi đậu có vào khoảng hơn chục người mà thành phần đều là những người kể từ đời thứ ba trở đi đến đời thứ 7. Điều đó đưa ta đến kết luận càng xa nguồn cuội, thì nhu cầu học hỏi càng tỏ ra cần thiết.

Mặt khác, cũng có thể tìm ra câu trả lời cho vấn nạn tại sao, dòng tộc vua chúa lại không mấy người thi đỗ. Một lối trả lời không mấy thỏa đáng, vì thực sự hiện nay, chúng ta không đủ chứng từ để minh chứng rõ ràng. Nhưng, chúng ta biết rằng truyền thống thi cử nước ta có cho phép các quan tiến cử những hiền tài xét ra có công trạng, hoặc nổi tiếng về văn chưong để vua xét bổ nhiệm vào các chức vụ giảng dạy, hay chờ đợi để dự các kỳ thi tiến sĩ, mà không cần có cử nhân.

Từ đó, ân duệ đó được áp dụng cho các con trai các công thần có uy tín trong triều đình, và cũng có thể áp dụng điều đó cho các gia đình trong hoàng tộc.

Và theo Langlet: Từ năm 1822 đến năm 1860, ông phát hiện ra 20 người thi đỗ cấp cao mà chưa bao giờ có thi đỗ ở các địa phương. (15)

Vì vậy, Thành phần thi đậu đều là người dân giả thôi. Người dân giả thì đa số lại không mấy khấm khá, vì thiên nhiên thời tiết có khắc nghiệt. Con đường tiến thân hợp lý hơn cả vẫn là cử nghiệp. Điều này còn đúng và kéo dài mãi cho đến thời Đệ nhị Cộng hòa mà không ở bất cứ tỉnh nào có mức độ ham học, ham mảnh bằng cho bằng xứ Huế.

— Mỗi mùa thi, học trò mang sách ngồi dưới cột đèn để học cho thấy họ nhìn tương lai họ ở chỗ nào. Cái hãnh tiến về xứ sở, cũng như hãnh tiến về truyền thống văn hóa cũng làm cho việc thi cử trở thành niềm trăn trở thao thức, niềm khát vọng cho mọi người. Mùa thi cử là mùa của hy vọng, của khát vọng vươn lên, vừa nuối tiếc, vừa muốn thoát ly ra khỏi khung trời dù là tình nồng, ấm áp, nhưng lại quá chật hẹp, không dung chứa nỗi những hoài bão của mình.

Cũng vì vậy, không biết bao nhiêu nhân tài, bao nhiêu chất xám mà cả nước không nơi nào có thể so đo với miền Trung đã lần lượt đội nón ra đi. Họ đi rồi vẫn ngoảnh mặt lại nuối tiếc về Huế, về cái gíó Lào, về những ruộng rau sống khô cằn đắng ngắt vì thiếu nước, giống như người dân ở đó. Huế đúng là để đi và rồi để nhớ. Ngay những người từ phương xa tới khi nghĩ tới, lúc rời khỏi Huế khó có thể quên được. Trong khi đi về các tỉnh phía Nam ăn uống, vui nhậu nhẹt, thoải mái cười đùa, ngày mai ra bến xe đò là quên hết.

Nhưng cũng cần phân biệt ở miền Trung giữa các tỉnh phía Bắc và phía Nam. Các tỉnh phía Bắc ti lệ thi đỗ cao nhất trong vùng. — các tỉnh Bình Thuận đến Quản Nam, số người đỗ đạt tổng cộng là 252 người... (16) Quảng Ngãi và Bình định số người thi đỗ từ đời Gia Long đến Tự Dức tăng từ 4 lên đến 85 người. Nhất là trong tỉnh Quảng Nam, dân giàu vì có mỏ vàng, tỉ lệ cao so với các tinh khác... — các tinh Bình Thuận đến Quảng Nam, số người đỗ đạt tổng cộng là 252 người. từ 7 lên 62, rồi 87. Đã hẳn, triều đình Huế có đủ các lý do về chính trị, kinh tế, văn hóa để lo ngại về dấu vết ảnh hưởng của văn minh Chàm, cũng như những á

Người đăng: admin