Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 672
Truy cập hôm nay: 865
Lượt truy cập: 10,326,469
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
CHẾ ĐỘ KHOA CỬ Ở VIỆT NAM. “Thông tin sưu tầm từ “Almanach - Những nền văn minh thế giới!”

 

CHẾ ĐỘ KHOA CỬ Ở VIỆT NAM.

Thông tin sưu tầm từ “Almanach - Những nền văn minh thế giới!”

 

Từ khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh tứ 4 đời Vua Lý Nhân Tông - năm 1075: Chế khoa Minh Kinh bác học đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng của năm Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định thứ 4 đời Nguyễn Bảo Đại - năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm lịch sử với trên 180 khoa thi trên 2900 vị đỗ các kỳ thi cấp trung ương: Khoa tiến sĩ Chế khoa. Họ là lực lượng chủ yếu của hệ thống quan văn nắm giữ các mặt của tổ chức nhà nước và xã hội, là những tác giả chủ yếu của nền văn học cổ Việt Nam và kho tàng thư tịch Hán - Nôm, bao gồm nhiều môn khoa học: ngữ văn, sử học, địa lý, dân tộc học, y học…

Khoa cử Việt Nam về cơ bản theo mô hình của chế độ khoa cử Trung Quõc thời Trung đại, nhưng do điều kiện lịch sử và văn hóa của Việt Nam đã tạo nên nhiều dị biệt trong thể chế. Lịch sử và thành tựu của khoa cử một bộ phận của giáo dục - văn hóa Việt Nam đã góp phần đặc sắc vào văn hóa văn minh chung của toàn khu vực.

Khoa cử thời Lý

Sau kháng chiến chống Tống thắng lợi, triều Lý đặc biệt chú ý đến phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, làm nền cho việc xây dựng triều trính, quốc gia. Về tư tưởng, Phật giáo đang ở thời kỳ hoàng kim, nhưng Nho giáo - đạo trị nước lại cần cho việc củng cố chính quyền, mở rộng bang giao, nên Nho giáo cũng được coi trọng, Văn Miếu, Quốc Tử Giám kế tiếp xây dựng, khoa cử được tổ chức.

Trong 215 năm (1010 - 1225) sử sách còn ghi được, triều Lý đã tổ chức 7 khoa thi, trung bình hơn 30 năm một khoa, quả là ít so với các Vương triều phong kiến về sau; các khoa thi này đều là loại Chế khoa thi bất thường, theo chiếu chỉ nhà Vua.

Khoa thi "Minh kinh bác học"

Khoa Minh kinh bác học là khoa thi đầu tiên mở vào Tháng 2 năm Ất Mão - 1075, niên hiệu Thái Ninh thứ tư đời Vua Lý Nhân Tông. Khoa thi này lấy đỗ 10 người, sử sách chỉ ghi được Lê Văn Thịnh người đỗ đầu khoa (ông người Đông Cửu, Gia Định nay thuộc Gia Lương - Hà Bắc được thăng tới chức Thái Sư)

Về Khoa thi Minh kinh bác học, xét trong khoa cử Trung Quõc và cac Vương triều phong kiến Việt Nam sau này, thì chỉ có khoa Minh kinh: Thông hiểu kinh điển Nho giáo riêng ở thời Đường có thi cả sách Lão Tử, còn Minh kinh bác học là chức quan trong nhà Quốc Tử Giám rất có thể đây là kỳ thi nhằm mục đích chọn thầy cho Quốc Tử Giám được mở vào năm sau (1076).

Về khoa này, sử sách ghi là: "Tuyển Minh kinh bác học dữ nho học tam trường". Câu này nay còn những cách hiểu khác nhau, có thể đây là 2 khoa riêng biệt trong đó gồm Khoa Minh kinh bác học và khoa thi Nho học tam trường (Tam trường gồm 3 nhóm bài thi, ba đợt thi, vì các kỳ thi Nho giáo thời kỳ này chưa tổ chức quy mô của khoa thi tứ trường)

Khoa thi "Văn học"

Khoa thi này tổ chức vào tháng 8 năm Bính Dần - năm 1086, niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 đời Vua Lý Nhân Tông.. Khoa thi này nhằm chọn người có tài văn học trong nước để đưa vào Viện Hàn lâm. Như vậy khoa này cũng là một Chế Khoa, đỗ đầu khoa là Mạc Hiển Tích, viên tổ của Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chí thời Trần.

Khoa thi điện

Khoa thi tổ chức vào tháng 10 năm Nhâm Thân - năm 1152, niên hiệu Đại Định thứ 13. Về khoa thi này Đại Việt sử ký toàn thư ghi là đại Điện thí - thi Điện, Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú lại ghi là Đình thí - thi Đình. Các sách ghi Thi điện hay thi Đình là ghi địa điểm thi tại Điện, Đình Hoàng đế chứ không phải là kỳ thi Đình thi Điện trong thi tiến sĩ.

Khoa "thiên hạ sĩ nhân"

Thi "Thiên hạ sĩ nhân" (thi kẻ sĩ trong nước), chưa rõ là tên khoa thi hay chỉ là gi chép về việc tổ chức thi, riêng Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí ghi là: Thái học sinh, có lẽ không phải là như thế. Vì triều Lý tổ chức ba khoa loại này vào các năm 1165, 1185 thì chỉ có khoa năm 1185 ghi thêm được mục đích khoa thi là chọn người: giỏi thi thư, và ghi được tên 3 người đỗ, không biết rõ hơn về cách thức tổ chức, có thể đây cũng là 3 Chế khoa.

Khoa thi "Tam giáo"

Khoa thi "Tam Giáo" nguyên văn trong sử sách ghi là "Thí tam giáo tử": thi người trong ba giáo Nho, Phật, Đạo. Khoa thi này tổ chức vào đời Vua Lý Cao Tông niên hiệu Thiên Tư Gia Thụy thứ 10 năm Ất Mão - 1195. Khoa thi "Tam giáo" sang đến đời Trần vẫn tổ chức.

Khoa cử thời Trần

Nhà Trần thay thế nhà Lý, ba lần chiến thắng ngoại xâm, mở mang công cuộc xây dựng đất nước, chú trọng giáo dục khoa cử. Năm 1236, mở rộng nhà Quốc học tại kinh đô gọi là Quốc học viện. Năm 1281, lập thêm nhà Quốc học ở phủ Thiên Trường. Tại nhà Quốc học, ngoài con em qúy tộc quan lại còn cho con em dân thường phải là loại tuấn tú đến học. Từ năm 1337, đã đặt học quan tại các Lộ, Phủ.

Với hệ thống học hiệu này, Nhà Trần đã tổ chức được một nền giáo dục và khoa cử quy mô. Kể từ khoa thi đầu tiên tổ chức vào năm 1227 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1396, triều Trần đã tổ chức được 11 khoa thi trong đó có một khoa thi "Tam giáo", và 10 khoa thi Thái học sinh.

Khoa "Tam giáo"

Năm Đinh Hợi - 1227 niên hiệu Kiến Trung thứ 3 đời Trần Thái Tôn tổ chức khoa thi đầu tiên. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú cũng ghi là "Thi tam giáo tử", nghĩa là tổ chức thi để chọn nhân tài trong Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo như thời Lý.

Đây là khoa thi "Tam giáo" cuối cùng trong mạch thi Tam giáo từ thời Lý.

Khoa thi "Thái học sinh"

Triều Trần tổ chức khoa thi "Thái học sinh" đầu tiên vào năm Nhâm Thìn - 1232, niên hiệu Kiến Trung thứ 8 đời vua Trần Thái Tông. Sau khoa thi này, triều Trần tiếp tục tổ chức 9 khoa thi Thái học sinh. Khoa thi cuối cùng vào năm Bính Tý - 1396 niên hiệu Quang Thái thứ 9 đời vua Trần Thuận Tông.

Khoa thi Thái học sinh thờii Trần thực hiện những định chế giống khoa thi Tiến sĩ; chia Tam giáp (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp) ngay từ khoa thi đầu tiên. Xếp Tam khôi (Trạng Nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa) từ khoa thi năm 1247. Bên cạnh Kinh Trạng nguyên (trạng nguyên của vùng kinh lộ) và Trại Trạng Nguyên (Trạng nguyên của vùng trại, kể từ Thanh Hóa trở vào) thực hiện định chế này được hai khoa, nhằm khuyến khích việc học ở vùng xa kinh thành.

Sau Tam khôi lấy Hoàng giáp là ác tiến sĩ thứ 2, từ khoa thi 1304. Bài thi của khoa thi Thái học sinh cũng được ghi rõ trong khoa thi 1304 này: Trường một: Thi Kinh nghi (những chỗ còn nghi ngờ trong kinh) và Kinh nghĩa (giải nghĩa kinh). Trường hai: thi thơ, phú. Trường ba: thi chế, chiếu, biểu. Trường bốn: thi văn sách (một đạo)

Trước khi vào trường, có kỳ phụ thí thi ám tả hai thiên Y quốc Thiên tử truyện trong sách cổ Trung Hoa để loại người kém.

Địa điểm thi ngoài kinh kỳ; Có tổ chức ở nhà Quốc học phủ Thiên Trường (khoa Giáp Dần - 1374) và chùa Vạn Phúc (khoa Giáp Tý - 1384) vì Thái thượng hoàng ở đó.

Mặc dù tổ chức khoa thi Thái học sinh thoe định Chế khoa thi Tiến sĩ, nhưng triều Trận lại gọi là khoa thi Thái học sinh, ban cho người đỗ học vị Thái học sinh, có thể một trong những lý do quan trọng là do bình diện tư tưởng lúc bấy giờ. Tam giáo cùng hòa hợp tồn tại, Nho giáo nhích lên so với Phật giáo, Đạo giáo nhưng chưa ở vị trí thế độc tôn. Còn khoa Tiến sĩ lại là kết quả của sự kết hợp nội dung thi Nho học và văn học là sản phẩm của thời kỳ Nho giáo độc tôn. Thái học trong Thái học viện là một ên khá của nhà Quốc tử giám; Thái học trong Thái học sinh chỉ là một tên khác của Giám sinh. Khoa cử Trung Quõc chưa tháy có khao thi và học vị Thái học sinh (?) đây cũng là nét đặc sắc của khoa cử vn thời Trần.

Khoa cử thời Hồ

Triều Hồ thay thế triều Trần, về tư tưởng và học thuật có nhiều điểm độc đáo. Từ khi chưa giành ngôi vua, Hồ Quý Ly đã viết sách Minh Đạo dâng vua Trần Nghệ Tông, sách nàu tuy mất nhưng sử sách ghi lại được mấy ý kiến mạnh dạn: nghi ngờ một số hành vi của Khổng Tử - vị Thánh sư của Nho giáo, lên án lối học "Tầm chương trích cú" và các bậc đại Nho Đường - Tống chuyên trau dồi hư văn, không chú ý đến thực tế.

Tuy vạch ra một số điểm yếu của Nho giáo và Nho học nhưng khi ở ngôi Vua, Hồ Quý Ly lại đẩy mạnh giáo dục Nho giáo khuyến khích Nho sĩ. Giáo dục và khoa cử thời Hồ, ngoài kinh điển Nho giáo có chú ý đến cách học thiết thực. Các triều chỉ thi toán trong kỳ thi tuyển lại viên, riêng triều Hồ đưa toán thư phám vào kỳ đại khoa.

Hồ Quý Ly chú ý đến việc phổ biến chữ Nôm, nhà Vua đã dịch thiên Vô dật trong Kinh thư ra chữ Nôm. Nhưng cuộc xâm lăng của nhà Minh đã cắt ngang đường tiến của triều Hồ. Trong 7 năm, nhà Hồ tổ chức được hai khoa thi:

Khoa thi Thái học sinh

Khoa này mở năm Canh Thìn - 1400, niên hiệu Thánh Nguyễn thứ nhất, đời Hồ Quý Ly, lấy đỗ 20 vị Thái học sinh, hiện còn được sử sách ghi lại 7 người, có chia "giáp" (nhất giáp, nhị giáp). Nguyễn Trãi là vị Thái học sinh của Triều Hồ, là một nhà văn hóa lớn của Việt Nam, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

Khoa thi năm Ất Dậu

Khoa thi này tổ chức năm Ất Dậu - 1405 niên hiệu Khai Đại thứ 3, đời Hồ Hán Thương. Khoa này sử sách không ghi là loại khoa gì. Hồ Ngạn Thần thi đỗ khoa này, sau khi đỗ được giao chức Thái học sinh lý hành, ngoài ra còn 2 người khác, cả 3 ông đều không rõ quê quán hình trạng

Khoa cử thời Lê Sơ

Thời Lê sơ kể từ năm đầu đời Vua Lê Thái Tổ (1428) đến khi Mạc Đăng Dung giành ngôi lập ra triều Mạc (1527), gần tròn một thế kỷ. Đây là thời kỳ chế độ phong kiến đạt đến thịnh trị, giáo dục khoa cử cũng trở thành khuôn mẫu cho giáo dục khoa cử cho các Vương triều sau.

Bước đầu, triều Lê tổ chức các Chế khoa, từ năm 1442, bắt đầu tổ chức khoa Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ là sản phẩm của Thời kỳ Nho giáo độc tôn, là sự kết hợp giữa Nho học và Văn học trong khoa cử.

Khoa Minh kinh

Khoa Minh kinh: tổ chức tháng 5 năm Kỷ Dậu - 1429 niên hiệu Thuận Thiên thứ 2. Khoa này tổ chức tại sảnh đường Đông Kinh (Hà Nội này nay). Sử sách ghi được 7 người đỗ, người dự thi bao gồm quan văn, võ từ tứ phẩm trở xuống, dân quân các lộ, những người ẩn dật và tăng đạo. Vì sự mở rộng này mà sử sách ghi là "Thi quan viên và vạn dân"

Khoa Hoành từ

Khoa này mở vào năm Tân Hợi - 1431 niên hiệu ThuậnThiên thứ 4, phép thi cũng như khoa Minh kinh lấy "chân Nho chính trực" bài thi dùng Minh kinh, luận, phú, hoặc sách vấn. Đỗ khoa Tân Hợi có Nguyễn Thiên Tích và Chu Tam Tỉnh và những người nổi tiếng về sau.

Sau Khoa Hoành từ, triều Lê sơ còn tổ chức 2 Chế quan vào năm Quý Sửu - 1433 niên hiệu Thuận Thiên thứ 6; khoa này Vua đích thân ra văn sách, trong số người đỗ có Chu Xa, ông là người tổ chức khắc in bộ sách Việt âm thi tập.

Khoa thi Ất Mão - 1435 niên hiệu Thuận Bình thứ 2, Vua Lê Thái Tông ngự tại điện Hội Anh ra đề thi, người đỗ khoa Ất Mão có các nhân vật nổi tiếng như: Nguyễn Thời Trung và Lý Tử Tấn.

Khoa thi Tiến sĩ

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên của thời Lê sơ cũng là khoa thi tiến sĩ đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam, tổ chức vào tháng 3 năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 đời Vua Lê Thái Tôn - 1442.

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên có 450 người dự thi, lấy đỗ 33 vị Tiến sĩ. Xếp hạng thành "tam giáp" (nhất giáp, nhị giáp, tam giáp), ba giáp cũgn gọi là 3 bảng, chỉ có bảng một và hai đựơc gọi là chính bảng. Bảng một: Đệ nhất giáp là các Tiến sĩ cập đệ bảng gồm 3 người, tức "Tam danh":

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh tức Trạng Nguyên (Nguyễn Trực)

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhị danh tức Bảng Nhãn (Nguyễn Như Đổ)

- Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ tam danh tức Thám Hoa (Lương Như Hộc)

Bảng hai: Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân tức Hoàng giáp ( khoa này đỗ 7 vị)

Bảng ba: Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (nhà sử học Ngô Sỹ Liên đỗ đầu bảng này, xếp dưới ông là 23 vị).

Khoa vị tiến sĩ đầu tiên xếp đặt đầy đủ quan trường thi: Đề điệu (Chánh chủ khảo), Giám thí (phó chủ khảo), Tuần Xước (đứng đầu các quan giám thị); Thu quyển (thu bài thi); Di phong (dọc phách); Đằng lục (sao bài thi để chấm ở bản sao); Đối độc (đọc đối chiếu giữa bài thi và bản sao); Độc quyển (chấm bài). Sau kỳ thi xếp hạng các Tiến sĩ ở Điện Hội Anh (ngày 2 tháng 2), một tháng sau làm lễ xướng danh; treo bảng người đỗ, rồi tiếp tục ban tước trật, mũ áo, cân đai, xiêm hốt, và yến tiệc tịa vườn Quỳnh Lâm; ban ngựa tốt để vinh quy bái tổ. Đến năm Hồng Đức thứ 15 - 1484 thì dựng bia đá. Hiện nay còn tấm bia khoa Tiến sĩ đầu tiên, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Sau khoa thi tiến sĩ đầu tiên, các triều Vua ở thời Lê sơ còn tổ chức 15 khoa thi Tiến sĩ nữa.

Khoa cử triều Mạc

Nhà Mạc giành ngôi của nhà Lê vào năm 1527 vào thời triều Lê đã dần dần suy thoái, nhưng trong 65 năm tồn tại của Vương triều Mạc chỉ có ít năm đầu yên ổn, từ năm 1553, các thế lực phong kiến họ Nguyễn, Trịnh đã tiến hành cuộc chiến tranh giành ngôi báu xảy ra liên miên và quyết liệt. Trong điều kiện lịch sử khó khăn này, để tồn tại, nhà Mạc phải lo tổ chức chính quyền, quân đội, kinh tế và văn hóa - giáo dục. Sự nghiệp giáo dục và khoa cử liên quan đến việc tuyển chọn trí thức cho toàn bộ Vương nghiệp; buổi đầu, triều Mạc dưa vào số nho sĩ ít ỏi trong Vương tộc và của triều Lê có quan hệ thân thuộc và chán ghét các Vua Lê, muốn hợp tác với nhà Mạc đẻ góp phần phục hưng đất nước.

Sau 2 năm cầm quyền, nhà Mạc đã tổ chức khoa thi Tiến sĩ năm Kỷ Sửu 1529 niên hiệu Minh Đức, đời Mạc Thái Tổ. Từ khoa thi đầu tiên này đến khoa thi cuối cùng năm Nhâm Thìn - 1592 niên hiệu Hồng Ninh thứ 2 đời Mạc Hậu Hợp, nhà Mạc đã tổ chức đều đặn 3 năm một kỳ thi Tiến sĩ, bất chấp chiến tranh, phải rời khỏi Thăng Long lên Cao Bằng cố thủ, thể hiện quyết tâm cao của nhà Mạc trong việc tuyển chọn nhân tài và tinh thần hiếu học trong nhân dân ta.

Khoa thi Tiến sĩ

Khoa thi Tiến sĩ đầu tiên mở vào năm Kỷ Sửu - 1529, niên hiệu Minh Đức thứ 3, đời vua Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung). Khoa thi này thu được kết quả: - Đệ nhất giáp ban 3 Tiến sĩ cập đệ. - Đệ nhị giáp ban 8 Tiến sĩ xuất thân. Đệ tam giáp ban 15 Tiến sĩ đồng xuất thân

Bia Tiến sĩ đề danh dựng ngay năm thi, văn bia do Thông Chương đại phu Trung thư giám, "Chính tự Tư chính khanh" Nguyễn Ngạn Chiêu soạn. Đây là tấm bia Tiến sĩ duy nhất của triều Mạc hiện còn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội), cùng với tấm bia đó, triều Mạc còn cho dựng lại hai bia khác của triều Lê, xác minh triều Mạc muốn nối tiếp nền quốc học và khoa Tiến sĩ đã đạt tới sự hoàn thiện và triều Lê Thánh Tông.

Sau khoa thi Tiến sĩ đầu tiên thời nhà Mạc đã tổ chức 3 năm một khoa thi, tổng cộng là 22 khoa, lấy đỗ 485 vị Tiến sĩ, trong đó có 11 vị Trạng Nguyên; Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm chẳng những tiêu biểu cho các nhà khoa bảng thời Mạc mà còn là nhà văn hóa lớn của dân tộc.

Khoa cử thời Lê Trung Hưng (Lê - Trịnh)

Lấy vùng núi Thanh Hóa làm căn cứ, triều Lê Trung Hưng đã mạnh dần lên, việc tổ chức khoa cử thu hút nhân tài được đặt ra. Ở thời kỳ đầu, triều Lê Trung Hưng cũng chỉ tổ chức Chế Khoa, tiếp sau đó mới mở khoa Tiến sĩ, các khoa ấy được cử hành tại hành cung Văn Lại (Thanh Hóa)

Từ năm 1595, các khoa thi Tiến sĩ lai được tiếp tục tổ chức ở kinh đô Thăng Long; tuy ít nhưng Chế khoa và khoa Đông các cũng cử hành. Từ khoa thi đầu tiên năm Ất Mùi niên hiệu Thuận Bình thứ 6 đời Lê Trung Tông - 1595 đến khoa thi cuối cùng năm Đinh Mùi niên hiệu Thiên Thống thứ nhất - 1787 triều Lê Trung Hưng đã tổ chức được 73 khoa thi Tiến sĩ và Chế khoa, kéo dài lịch sử khoa cử của thời này tới 233 năm lịch sử.

Chế khoa

Chế khoa mở đầu lịch sử khoa cử thời Lê Trung Hưng năm Giáp Dần - 1554, khoa này lấy đỗ 13 Tiến sĩ Chế khoa, các tiến sĩ chia làm hai giáp: Đệ nhất giáp Chế khoa xuất thân (gồm 5 vị) và Đệ nhị giáp đồng Chế khoa xuất thân (8 vị). Năm Ất Sửu 1565, tổ chức chế khoa lần 2, lấy được 10[/i] Tiến sĩ Chế khoa[/i], vẫn chia làm 2 giáp. Các Chế khoa này tổ chức tại hành cung ở Vạn Lại; sau này triều Lê Trung Hưng truy dựng bia tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội vào năm 1653 cùng với 22 khoa Tiến sĩ khác, tổng cộng là 25 bia. Đây là đợt dựng bia lớn nhất trong lịch sử dựng bia Tiến sĩ.

Chế khoa cuối cùng của thời Lê Trung Hưng tổ chức vào năm Đinh Mùi - 1787 chủ lấy được một vị Đồng Chế khoa xuất thân.

Khoa Tiến sĩ

Từ năm Canh Thìn - 1580, niên hiệu Quang Hưng thứ 3, nhà Lê Trung Hưng mở khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ 6 vị. Tuy chưa tổ chức Điện thí, nhưng xếp hạng theo Tam giáp, chưa có người đỗ Nhất giáp còn Nhị giáp tiến sĩ xuất thân[i]: 4 vị.[i] Đệ tam giáp Tiến sĩ xuất thân: 2 vị.

Khoa này và các khoa Tiến sĩ tiếp sau: Quý Mùi - 1583, Quý Sửu - 1589, Nhâm Thìn - 1502 đều được tổ chức ở thành cung Vạn Lại.

Từ khoa Kỷ Sửu 1589 đã có thi Đình.

Từ khoa thi Tiến sĩ Ất Mùi - 1595 bắt đầu tổ chức tại kinh đô Thăng Long và định lệ 3 năm một, khoa đều đặn, thỉnh thoảng mới có kỳ, 4 năm hoặc 5 năm. Các định chế chuẩn mực thời Lê sơ lại được thực hiện, nhưng số người đỗ mỗi khoa không nhiều, suốt thời Trung Hưng chỉ có một khoa đỗ nhiều nhất là được 22 người, điều đó cũng phản ánh một thực tế lịch sử: những năm tháng chiến tranh kéo dài, đã phá hoại nặng nề đất nước, cản trở sự phát triển của văn hóa giáo dục, sự khắc phục thật khó khăn và lâu dài, chế độ khoa cử cũng như toàn bộ chế độ phong kiến suy yếu bế tắc chưa có cách nào khơi thông để dòng chảy mạnh lên được.

Khoa cử các triều chúa Nguyễn

Các chúa Đàng Trong tổ chức khoa cử có nhiều nét khác với triều phong kiến Việt Nam trước đó, kể cả khoa cử Trung Quõc, có thể ở vị trí "riêng một góc trời" đã tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn tổ chức khác đi so với định lệ chung sẵn có. Khoa cử thời Chúa Nguyễn cũng thiên về thi thơ, phú; loại văn khoa cử điển hình như Kinh nghĩa hầu như không dùng, có thể nó phản ánh lịch sử một vùng Nho học mới mẻ.

Khoa hoa văn và Chính đồ

Hai loại khoa Hoa văn Chính đồ được mở đầu tiên vào năm 1646, đời Chúa Nguyễn Phúc Lan.

Khoa Chính đồ chia làm 3 kỳ, kỳ đệ nhất thi văn Tứ lục, kỳ đệ nhi thi thơ phú. Kỳ đệ tam thi Văn sách. Các quan Tri phủ, Tri huyện làm sơ khảo. Các quan Cai bạ, Ký lục, Vệ úy làm giám khảo. Các quan Nội tả, Nội hữu, Ngoại hữu là giám thị.

Những người trung tuyển, chia làm 3 hạng, hạng nhất là Giám sinh, hạng nhì và hạng ba gọi là Sinh đồ.

Khoa Hoa văn: Khoa Hoa văn là một loại Chế khoa văn học, thi trong 3 ngày mỗi ngày một bài thơ. Người thi khoa Hoa văn chia làm 3 hạng bổ vào 3 ty: Xá sai, Lệnh sử Tướng thần

Khoa Thám phỏng: khoa thi Thám phỏng là loại khoa thi đặc biệt, mở đời Chúa Nguyễn Phúc Tân. Đề thi khoa này nhằm thăm dò các sĩ tử với với thời cuộc như dân tình Đàng Trong và Vua Lê Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Người trúng tuyển cũng bổ vào ty Xá sai.

Ngoài ba loại khoa thi trên, các Chúa Nguyễn còn tổ chức các khoa thi Văn chức: dành cho quan văn. Bài thi như khoa Chính đồ. Thi Tam Ty hỏi về binh lính, tiền lương, án ngục, lúa gạo xuất nhập. Thi Tướng thần Sử lệnh, hai loại khoa này cũng nhằm kiểm tra quan chức.

Khoa cử thời Tây Sơn

Triều Tây Sơn thành lập sau thắng lợi của khởi nghĩa nông dân chống các tập đoàn phong kiến cát cứ và ngoại xâm, đã mở ra một thời kỳ mới, dù ngắn ngủi nhưng đầy khí thế có những hướng đi mới mẻ. Về giáo dục - khoa cử, đây là Vương triều đầu tiên của chủ trương mở trường công tới tận Thôn làng, còn những "Sinh đồ mua" trong khoa cử thời suy được sàng lọc, các bậc khoa bảng có tài của triều trước được trọng dụng.

Nội dung học tập ở triều Tây Sơn vẫn nằm trong khuôn khổ Thánh kinh, Hiền truyện; Chính học mà triều Tây Sơn nêu cao thực chất là Nho học. Nhưng chắc chắn là muốn phát huy mặt tốt đẹp của học thuyết này.

Chữ Nôm được Vua Quang Trung sử dụng sáng tác, trao đổi, trong văn bản hành chính.

Sùng Chính viện do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng đã phiên dịch bộ Tứ thư, Tiểu học; việc học tập được chú trọng hướng về số đông dễ làm nảy sinh hướng đi và thành tựu mới.

Triều Tây Sơn mới tổ chức được khoa thi Hương, chưa tổ chức được khoa thi Tiến sĩ. Nhưng nhiều vị đại khoa được sử dụng. Ngoài Nguyễn Thiếp còn các ông Phan Huy Ích, Nguyễn Huy Lượng, Vũ Huy Tấn, Đoàn Nguyễn Tuấn, Ngô Thì Nhậm…

Khoa cử triều Nguyễn

Vương triều Nguyễn trực tiếp giành ngôi vua từ Vương Triều Tây Sơn - Một triều đại từ "Áo vải cờ đào" "giúp dân dựng nước" (Lê Ngọc Hân - Ai Tư Vãn). Sau này triều Nguyễn lại để đất nước rơi vào tay xâm lăng, nhân dân chịu nô lệ, nên những thành tựu về văn hóa mà triều Nguyễn cố gắng kế thừa tạo dựng có phần mờ nhòa trước hậu thế.

Về mặt giáo dục, khoa cử triều Nguyễn đã đạt được những thành tựu đặc sắc bên cạnh những hạn chế, bởi nguyên nhân trọng yếu: Chế độ giáo dục khoa cử với những ưu việt ở thời Trung đại đã và đang trở thành lạc hậu trong xu thế lịch sử từ Trung đại chuyển sang Cận đại.

Nhà Nguyễn xậy dựng nhà Quốc học tại kinh đô Huế, tổ chức học hiệu ở phủ huyện. Về sách giáo khoa ngoài Tứ Thư, Ngũ kinh Bắc sử (Bắc sử chú ý tóm tắt), Nam sử cũng được biên soạn cùng với các loại thư: Hội điển - Địa lý - Lịch sử và trở thành hệ thống giáo khoa thư. Chế độ khoa cử luôn được định lập rồi sửa đổi, nhằm thu được hiệu quả. Mọi định chế về khoa cử luôn lấy khuôn mẫu khoa cử thời Lê sơ, nhưng cũng có những khác biệt. Bên cạnh khoa thi Tiến sĩ còn tổ chức nhiều Chế khoa, ân khoa.

Khoa thi Hương

Thi Hương được triều Nguyễn tổ chức từ năm Đinh Mão - 1807, niên hiệu Gia Long thứ 6. Đây là kỳ thi độc lập, vì thời này triều Nguyễn chưa tổ chức được khoa thi Tiến sĩ. Khoa thi Hương này là một[i] ân khoa. Kỳ thi hương này mới có 6 trường: Sơn Nam, Hải Dương, Sơn Tây, Kinh Bắc, Thanh Hoa, và Nghệ An.

Sau này, khoa Tiến sĩ được tổ chức thì thi Hương là cấp thi đầu tiên trong ba cấp thi: Hương (cấp địa phương), Hội (Cấp trung ương do Bộ Lễ chủ trì), Đình hay Điện (cấp trung ương, Hoàng đế chủ trì).

Học vị thi Hương có 2 bậc, bậc cao là Cử nhân (Hương cống thời Lê) được tham dự thi Hội; Tú tài (Sinh đồ thời Lê) không được dự thi Hội. Dân gian gọi các ông đỗ Tú tài hai khoa là Tú kép, ba khoa là Tú mền, bốn khoa là Tú đụp. Từ khoa thi Hương đầu tiên đến khoa thi Hương cuối cùng năm 1918, triều Nguyễn đã tổ chức 47 khoa, lấy đỗ khoảng 5000 Cử nhân.

Khoa thi Tiến sĩ

Nhà Nguyễn mở khoa thi Tiến sĩ đầu tiên vào năm Nhâm Ngọ - 1822 niên hiệu Minh Mệnh thứ 3. Khoa Nhâm Ngọ mới lấy đỗ 3 Tiến sĩ, 1 Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân và 7 Đệ tam giáp Tiến sĩ đồng xuất thân Như vậy, các Tiến sĩ thời Nguyễn xếp hạng cũng giống thời Lê. Ngay từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên này không chọn Tiến sĩ nhất giáp; các khoa Tiến sĩ sau đã có nhất giáp cũng không lấy Đệ nhất giáp Đệ nhất danh tức Trạng Nguyên, chỉ lấy Đệ nhất giáp Đệ nhị danh tức Bảng Nhãn Đệ tam giáp Đệ tam danh tức Thám Hoa. Không phải vì lý do không có người tài đỗ cao, mà triều Nguyễn quy định: chức không đặt Tể Tướng; tước không phong Vương cho người ngoại tộc; cung phi không lập Hoàng hậu; Đệ nhất giáp không lấy Trạng nguyên, tứ bất (bốn không) này nhằm khẳng định vị trí tối cao duy nhất của Hoàng đế, tránh mọi hình thức dẫn đến phân quyền.

Khoa thi Tiến sĩ cũng được cố định về thời gian thi là 3 năm: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, thi Hương tất phải tổ chức trước vào các năm:[/i] Tý, Ngọ, Mão, Dậu[/i]. Từ thời Tự Đức có tổ chức thêm các Chế Khoa

Từ khoa thi Tiến sĩ đầu tiên(1822), đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng năm Kỷ Mùi - 1919 nhà Nguyễn tổ chức được 38 khoa thi.

Chế khoa và Ân khoa

Ngoài khoa thi Tiến sĩ có định kỳ, triều Nguyễn cũng tổ chức Chế khoa bất định kỳ, trong đó có ân khoa là loại Chế khoa tổ chức vào các dịp lễ lớn (đại khánh) như lễ đăng quang thượng thọ.

Thời Tự Đức có tổ chức các Chế Khoa sau:

- Chế khoa Cát sĩ: khoa Cát sĩ tổ chức năm Tân Hợi - 1851. Người dự thi bao gồm: Giám sinh đang theo học và chưa dự thi, Cử nhân đang học thêm để chờ thi sau tại Quốc Tử Giám, các học quan Giáo thụ Huấn đạo; các Tiến sĩ, Phó bảng chưa làm quan, kể cả Tú tài (nhưng phải qua một kỳ sơ khảo). Đỗ Chế khoa cũng được phân: Đệ nhất giáp cát sĩ cập đệ, cũng như khoa thi Tiến sĩ, bảng này chỉ có Đệ nhị và Đệ tam danh tương đương với Bảng Nhãn, Thám Hoa không lấy Đệ nhất danh tương đương với Trạng nguyên.

Tiếp sau là hai bảng Đệ nhị giáp cát sĩ xuất thân tương đương Hoàng giáp. Đệ tam giáp cát sĩ đồng xuất thân tương đương Đồng Tiến sĩ. Các ân điển tương đương với Khoa Tiến sĩ.

- Chế khoa Nhã sĩ: khoa Nhã sĩ tổ chức năm Ất Sửu - 1865, Chế khoa này có được khắc bia đá, nhưng ẩn điển không được bằng khoa Tiến sĩ.

Về Ân khoa triều Nguyễn tổ chức cả Ân khoa thi Hương như khoa năm Tân Tỵ - 1821 và cả ân khoa thi Hội như khoa Giáp Tuấn - 1848.

Lược về quan chế Việt Nam thời Phong kiến

Quan chế đời Trần

Có tam Công, tam Thiếu, Thái Úy, Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không, là văn võ đại thần.

Tể tướng có Tả, Hữu Tướng quốc, Thủ tướng, Tham Tri. Văn giai nội chức có Thượng thư, Thị lang, Lang trung, Viên ngoại, Ngự sử. Ngoại chức có An phủ sứ, Tri phủ, Thông phán, Thiêm phán. Võ giai nội chức: Phiêu kỵ thượng tướng quân, Cấm vệ thượng tướng quân, Kim ngô đại tướng quân, Võ Vệ đại tướng quân, Phó đô tướng quân… Ngoại chức: Kinh lược sứ, Phòng ngự sứ, Thủ ngự sứ, Quan sát sứ, Đô hộ, Đô thống, Tổng quản.

Quan chế đời Lê

Theo lỗi cũ nhà Trần, trên là Tả, Hữu Tướng quốc, rồi đến Lễ bộ. Lại bộ, Nội các viện, Trung thư, Hoàng môn, Ba sĩ Môn hạ, ngũ đạo Hành Khiển (Hành Khiển ở triều Nhập nội Hành Khiển là chức quan cao cấp, Hành Khiển ở các Lộ lo công việc các Lộ). Đời Lê Thánh Tông đặt ra Lục bộ: Lại bộ, Hộ bộ, Binh bộ, Công bộ, Hình bộ. Lục khoa: Lại khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hộ khoa, Công khoa, Hình khoa… Lục bộ có Thượng thư đứng đầu, đến tả, Hữu Thị lang, Lang Trung, Viên ngoại lang, Tư vụ. Lục tự: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộ tự, Hồng lô tự, Thượng bảo tự, Quan lục tự có: Tự Khanh, Thiếu Khanh, Tự thừa. Lê Thái Tổ chia ra 5 đạo có Phủ, Lộ , Trấn, Châu, Huyện, Xã. Đạo có Hành Trấn, Tuyên phủ Chánh phó sứ. Phủ có Tri Phủ. Lộ có An phủ sứ, Trấn có Trấn phủ sứ, Châu có Phòng ngự sứ, Huyện có Chuyển vận sứ và Tuần sát sứ, Xã có Xã quan. Lê Thánh Tông chia ra 12 đạo. Mỗi đạo có Tòa Đô, Tòa Thừa, Tòa Hiến. Tòa Đô: Chánh phó tổng binh. Tòa Thừa: Thừa chính chánh phó sứ. Tòa Hiến có Hiến sát Chánh phó sứ. Đặt quan Hà đê và quan Khuyến nông lo nông nghiệp; chăm sóc đê điều.

Quan chế triều Nguyễn

Đặt các phẩm, cấp quan chế từ nhất phẩm đến cửu phẩm.

Chánh nhất phẩm.

Ban văn: Cần chính điện đại học sĩ, Văn minh chính điện đại học sĩ. Võ Hiển điện đại học sĩ. Đông các đại học sĩ.

Ban võ Ngũ quân Đô Thống phủ, Đô thống chưởng phủ sứ.

Tòng nhất phẩm:

Văn: Hiệp biện đại học sĩ.

:Ngũ quan Đô thống phủ đô thống.

Chánh nhị phẩm

Văn: Thượng thư, Tổng đốc, Tả Hữu đô ngự sử.

: Thống chế,Đề đốc

Tòng nhị phẩm

Văn: Tham tri, Tuần phủ, Tả, Hữu phó đô ngự sử

: Chưởng vệ, Khinh xa đô úy, Đô chỉ huy sứ, Phó đề đốc.

Chánh tam phẩm

Văn: Chưởng viện học sĩ, Thị Lang, Đại lý tự khanh, Thái thường tự khanh, Bố chính sứ, Trực học sứ, Thông chính sứ, Thiêm sử, Phủ doãn.

: Nhất đẳng thị vệ, Chỉ huy sứ, Thâm cấm binh, Vệ Úy, Lãnh binh.

Tòng tam phẩm

Văn: Quang lộc tự khanh, Thái bộc tự khanh, Thông chính phó sứ.

: Binh mã sứ, Tích binh vệ úy, Thân cấm binh phó vệ úy, Phó lãnh binh, Phiêu kỵ đô úy, Phủ đô úy.

Chánh tứ phẩm

Văn: Hồng lô tự khanh, Đại lý tự thiếu khanh, Tế tửu lang trung, Thị độc học sĩ, Thiêm thiên sứ, Thái y viện sứ, Tào chính sứ, Phủ thừa án sát sứ.

: Quan cơ, Nhị đẳng thị vệ, Binh mã phó sứ, Tinh binh phó vêh úy, Thành thủ úy.

Tòng tứ phẩm

Văn: Quang lộc tự thiếu khanh, Thái bộc tự thiếu khanh, Chưởng Ấn, cấp sự trung, Thị giảng học sĩ, Kinh kỳ đạo, Ngự sử, Tử nghiệp, Tử tế sứ, Quản đạo.

: Phó quan cơ, Tuyên Úy sứ, Kỵ đô úy.

Chánh ngũ phẩm

Văn: Hồng lô tự thiếu khanh, Giám sát ngự sử, Hàn Lâm viện thị độc, Viện ngoại lang, Trưởng sử, Tư tế phó sứ, Ngự y, Giám chánh, Tào chính phó sứ, Đốc học, Phó quản đạo.

: Tam đẳng thị vệ, Thân cấm binh Chánh đội trưởng, Phòng thư úy.

Tòng ngũ phẩm

Văn: Hàn Lâm Viện thị giảng, Hàn Lâm viện thừa chỉ, Miếu lang, Giám phó, Phó trưởng sử, Phó ngự y, Tri phủ.

: Tinh binh chánh đội, Tứ đẳng thị, Thân cấm binh chánh đội trưởng, Suất đội, Tuyên phó sứ, Phi kỵ úy.

Chánh lục phẩm

Văn: Hàn Lâm viện trước tác, Chủ sự, Đồng tri phủ, Kinh Huyện, Tri huyện, Y tả viện phán, Ngũ quan chánh.

: Ngũ đẳng thị vệ, Cẩm y hiệu úy, Tinh binh chánh, đội trưởng suất đội, Thổ binh chánh đội. Trợ quốc lang.

Tòng lục phẩm

Văn: Hàn lâm viện tu soạn, Tri Huyện, Tri Châu, Miếu thừa, Học chánh, Thông phán, Thổ tri Phủ, Y hữu viện phán

: Thân cấm binh chánh đội trưởng, Ân kỵ úy, Thổ binh chánh đội trưởng Suất đội.

Chánh thất phẩm

Văn: Hàn Lâm viện binh tu, Tư vụ, Lục sự, Giám thừa, Giám linh đài lang, Giáo thụ kinh lịch

: Thân cấm binh chánh đội trưởng, Nội tạo tử chánh tượng, Tinh binh chánh đội trưởng

Tòng thất phẩm

Văn: Hàn Lâm viện kiểm khảo, Y chánh, Tinh binh đài trang, thổ Tri Huyện, Tri Châu.

: Tinh binh đội trưởng, Phụng ân úy, Dịch thừa, Tòng thất phẩm thiên bộ, Nội tạo phó tư tượng.

Chánh bát phẩm

Văn: Hàn Lâm điển tịch, Huấn đạo, Chánh bát phẩm thư lại.

: Chánh bát phẩm đội trưởng, Chánh bát phẩm bá hộ, Dịch mục, Chánh bát phẩm chánh tư tượng

Tòng bát phẩm

Văn: Hàn Lâm viện điển bạ, Y phó, Tòng bát phẩm thư lại.

: Tòng bát phẩm đội trưởng, Tòng bát phẩm bá hộ, Thừa ân úy, Tòng bát phẩm phó tư tượng

Chánh cửu phẩm

Văn: Hàn Lâm cung phụng, Chánh cửu phẩm thư lại, Thái Y, Y Chánh, Thư thừa phủ lại mục

: Chánh cửu phẩm đội trưởng, Phủ lệ mục, Chánh cửu phẩm bá hộ, Chánh cửu tượng mục

Tòng cửu phẩm

Văn: Hàn Lâm viện đãi chiếu, Tống cửu phẩm thư lại, Tỉnh Y sinh, Huyện lại mục, Chánh tổng.

: Tòng cửu phẩm đội tưởng, Tòng cửu phẩm bá hộ, Huỵên lệ mục, Tòng cửu phẩm tượng mục

Chế độ khoa cử Trung Quõc thời Trung Đại

Chế độ khoa cử khảo thí để tuyển chọn quan lại của Trung Quõc ra đời vào thời Đường, trở thành mẫu mực cho khoa cử của các nước trong khu vực "đồng văn" (sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong đó có Việt Nam)

Trước khi có chế độ khoa cử, ta đã có các hình thức tuyển chọn quan lại như: tiến cử, Tập ấm và quan trọng là Sát cử. Chế độ Sát cử hoàn thiện vào thời Hán và tiếp tục ở thời Tùy. Chế độ khoa cử đã ra đời được định chế ở thời Đường, hoàn chỉnh vào thời Tống, hoàn thiện ở thời Minh.

Sát cử không chỉ có xét chọn, từ dưới đưa lên cấp trên, từ địa phương lên trung ương mà còn có[i] khảo thí (thi) nhưng xét chọn là chính, thi là phụ. Người có quyền xét cử là quan lại và quý tộc nên dẫn đến hạn chế. Sĩ nhân bình dân dù chịu khó học tập nhưng không mấy người dành được vị trí trong Sát cử, việc học hành không được khuyến khích, người tài không được trọng dụng; quyền lực của Hoàng đế bị thu hẹp, tầng lớp quý tộc dễ lũng đoạn triều đình, quốc gia.

Chế độ khoa cử ra đời để khắc phục những hạn chế của chế độ Sát cử và thể hiện nhiều ưu việt. Mọi người đều có quyền tự ghi tên tham gia thi, không cần phải qua sự xem xét của quan lại (tất nhiên khoa cử thời xưa có cấm thi với một số người: bất hiếu, bất mục, gian ác, con nhà làm nghề xướng ca, đang có tang cha mẹ, từng vi phạm trường quy…). Khoa cử lấy kết quả văn bài để quyết định đỗ hay không đỗ nên có nhiều định chế đảm bảo bí mật đề thi, bài thi được thực hiện để đảm bảo công bằng khi chấm bài.

Khoa cử được tổ chức làm hai cấp thi ở địa phương và thi ở trung ương. Mỗi cấp có thể chia nhiều khoa, mỗi khoa nhiều "trường" (nhóm bài thi). Nội dung thi là kinh điển Nho giáo, sử và dùng các thể loại văn, nội dung và cách thi ấy có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Nhưng chế độ khoa cử đã duy trì chế độ quan văn để trị nước (văn quan trị quốc) tồn tại lâu dài hàng nghìn năm; các nhà khoa bảng đã chiếm lĩnh mọi mặt của Nhà nước và xã hội như: Chính trị, kinh tế, pháp luật, ngoại giao, kể cả quân sự, xây dựng và kiến trúc… đặc biệt trí thức qua khoa cử là lực lượng chủ chốt trong các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, văn học.

Khoa cử khảo thí với mục tiêu số một chọn quan, đã triển khai hoạt động của nó trên mọi mặt đời sống xã hội, tạo cho lịch sử văn hóa của các nước Trung Quõc, Việt Nam, Triều Tiên thời Trung đại những nét đặc sắc.

Khoa cử thời Đường

Các khoa thi thời Đường nhiều loại như chia làm 2 loại khoa:Thường khoa là khoa thi định kỳ, Chế khoa là khoa thi bất định kỳ.

Thường khoa có các khoa chủ yếu: Tú tài, Minh kinh, Tiến sĩ và các khoa: Minh pháp, Minh tự, Minh toán…

Khoa Tú tài

Tú tài vốn là một khoa Sát cử rất khó ở thời Hán, thời Tùy. Thời sơ Đường khoa Tú tài cũng là một khoa thi khó nhất, ít người dự thi. Vì vậy khoa Tú tài dần bị bỏ.

Minh kinh

Minh kinh cũng là một khoa Sát cử thời Hán. Minh kinh với hàm nghĩa: thông hiểu về kinh sách Nho gia và sách Lão Tử (vì nhà Đường họ Lý nhận Lão Tử là tổ tiên của mình). Bìa thi khoa Minh kinh Thiếp kinhMặc nghĩa. Đến thời Đường Huyền Tông năm Khai Nguyên thứ 25 - năm 737 gia thêm Văn sách.

Khoa Minh kinh chia thành tích người đỗ làm 4 loại: Giáp, Ất, Bính, Đinh.

Khoa Tiến sĩ

Tiến sĩ cũng là một khoa Sát cử ở thời Tùy; khoa cử thời Đường cũng tổ chức Khoa Tiến sĩ. Văn sách của khoa Tiến sĩ, ngoài nội dung kinh điển còn phải có thời vụ sách như trong khoa Minh kinh còn đòi hỏi phải giàu chất văn học nữa. Đến Đường Cao Tông gia thêm tạp văn. Tới Đường Huyền Tông gia thêm thơ phú, và thơ phú trở thành bài thi quan trọng nhất, cho nên khoa Tiến sĩ còn được gọi là Từ khoa và hậu thế gọi khoa cử thời Đường là: "Lấy thơ phú chọn sĩ" (Dĩ thơ phú thủ sĩ).

Chế khoa

Các Chế khoa tổ chức bất thường theo chiếu chỉ của nhà Vua, gọi là Chế khoa do thông nghĩa giữa hai từ Chế Chiếu. Trong Chế khoa còn có khoa thi đặc biệt dành cho người tài xuất chúng gọi là Đặc khoa. Chế khoa thời Đường, rất người những khoa nổi tiếng là: Hiền lương phương chính - Trực ngôn cực gián; Bác thông văn điện - Đạt vu giáo hóa; Quan mưu hành viễn - Kham nhậm tướng soái…

Chế khoa cũng do Hoàng đế chủ trì người đỗ xếp làm hai hạng mỹ quan xuất thân và khi bổ dụng thường thấp hơn Tiến sĩ.

Khảo khóa

Ở thời Đường, sĩ nhân đã đỗ Tiến sĩ là khoa thi được đề cao nhất rồi cũng chưa được làm quan ngay, họ phải qua kỳ thi nữa tại Bộ lại, đó là Khảo khóa còn gọi là Triều khảo hay Thích hạch, rồi mới được bổ quan. Bốn tiêu chuẩn chọn theo: 1 - Thể hình, 2 - Ngôn từ, 3 - Viết chữ, 4 - Nghị luận.

Cách thức khoa cử

Khoa cử thời Đường, chia làm hia cấp độ: Thủ giải thí là thi cấp địa phương (tương đương với thi Hương sau này) cử hành vào mùa thu, còn gọi là Thu thí, sau này gọi là Thu vi.

Thi trung ương là Sảnh thí khoa thi do Thượng thư sảnh phụ trách, sau chuyển sang Bộ lễ phụ trách, vẫn giữ nguyên tên gọi Sảnh thí, và còn gọi là Lễ bộ thí hay Lễ vi

Khoa cử thời Tống

Khoa cử thời Tống so với thời Đường có một bước tiến quan trọng; do kinh tế phát triển, bộ phận đại quý tộc suy yếu… đã tạo điều kiện cho khoa cử khảo thí mở rộng cửa cho trí thức thuộc tầng lớp bình dân và địa chủ nhỏ thi thố tài năng. Một mặt chế độ khoa cử trong quá trình vận động buộc người thực thi bổ sung để hoàn chỉnh nó.

Thời Tống sơ, các khoa thuộc hệ thống Thường khoa (khoa mục có định kỳ) tương đối nhiều: ngoài khoa thi Tiến sĩ, còn có các khoa thi: Cửu kinh, Ngũ kinh, Khai nguyên lễ, Tam sử, Tam lễ, Tam truyện, Học cứu, Minh kinh, và Minh pháp

Khoa cử bao gồm 2 cấp thi:

Thủ giải thí

Thủ giải thí (thi Hương sau này) tổ chức tại địa phương (Châu, Huyện) người đỗ được "giải tống" lên kinh đô để thi Sảnh (Sảnh thí), Thủ giải thí tổ chức vào mùa Thu, người đỗ đầu tiên được gọi là Giải nguyên

Sảnh thí

Sảnh thí là cấp thi trung ương do Thượng thư sảnh chủ trì, mùa Thu năm trước Thủ giải thí, mùa Xuân năm sau Sảnh thí nên gọi là Xuân thí sau gọi là Xuân vi.

Sảnh thí về sau chuyển cho Bộ lễ chủ trì nẻn gọi là Lễ bộ thí, còn tên Sảnh thí thì giữ nguyên; nội dung của Sảnh thí giống như khoa cử thời Đường.

Tiến sĩ trong thơ - phú, các khoa khác trọng Thiếp kinh, Mặc nghĩa.

Sau này thi Sảnh định chế thành chế độ tam trường thứ nhất thi sách, trưòng thứ nhì thi luận, truờng thứ ba thi thơ, phú.

Đến thời Tống Thần Tông, niên hiệu Hy Ninh (1068 - 1077), tể tướng Vương An Tịach thực hành "biến pháp" trong đó có cải cách khoa cử: bỏ thi thơ, phú, Thiếp kinh, Mặc nghĩa. Nội dung thi bao gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Chu Lễ tuyển một trong các kinh đó, kiêm Luận Ngữ, Mạnh Tử mỗi khoa thi bao gồm tứ trường. Phưong thức thi: thi sách, thi luận và thi "kinh văn đại nghĩa". Các bài thi đòi hỏi thông hiểu kinh nghĩa, lại có tính văn học mới được lấy đỗ, không giống kiểu thi Mặc nghĩa trước đây vốn chỉ cần giải nghĩa kinh một cách nông cạn để đối phó.

Đến thời Tống Triết Tông, Tư Mã Quang chấp chính, năm Nguyên Hựu thú 4 (1089) khoa Tiến sĩ lại phân làm 2 khoa: Thi phú Tiến sĩ Kinh nghĩa Tiến sĩ, Nội dung thi cũng bao gồm các Kinh Dịch, Thi, Thư, Chu Lễ, Lễ Ký, Xuân Thu, Tả Truyện Tiến sĩ thơ phú Khoa Tiến sĩ thơ phú thì chọn 1, khoa Tiến sĩ Kinh nghĩa thì chọn 2 trong các kinh trên. Khoa thi phú Tiến sĩ lấy thi, phú để quyết định đỗ hay bỏ; khoa Minh kinh Tiễn sĩ lấy Kinh nghĩa quyết định đỗ hay bỏ.

Năm đầu Chiêu Thánh (1094) khoa Tiến sĩ từng bỏ thơ phú chủ giữ Kinh nghĩa. Suốt thời Tống sơ, khoa cử biến động, nhưng song tồn tại 2 cấp thi: Thủ giải thí của hành cấp Châu do phán quan các Châu được quan triều đình về chỉ đạo chủ trì. Sảnh thí cử hành tại Bộ lễ được triều đình chọn người chủ trì.

Điện thí

Từ khoa thi Sảnh năm Khai Bảo thứ 6 (năm 937) do sự thiên vị của quan chủ khảo là Hàn Lâm viện học sĩ Lý Phưởng lấy đỗ, đánh hỏng không công bằng. Các sĩ tử đã tố cáo xin Hoàng đế cho phúc thí. Nhà Vua đã tổ chức thi lại tại điện Hoàng đế, đích thân ra đề thi nhằm phúc khảo, trừ bỏ tệ lậu. Điện thí ra đời và trở thành khoa thi chính thức và cao nhất của chế độ khoa cử bắt đầu từ đây.

Năm Khai Bảo thứ 8 tổ chức Điện thí lần thứ 2 thực sự xác định 2 loại khoa mục, 2 cấp độ khoa cử tại trung ương: thi Sảnh xong, tiếp tục vào thi Điện. Người đỗ đầu thi SảnhSảnh nguyên, người đỗ đầu thi Điện gọi là Trạng Nguyên.

Thời Tống khoa cử phát triển, khoa Tiến sĩ ngày càng tăng số người đỗ. Triều đình bận rộn với việc tổ chức, thí sinh vất vả với việc thi cử, nên đến Anh Tông năm Bình Trị thứ 3 (1066) bỏ chế độ các một năm hay 2 năm một kỳ thi, thực hiện 3 năm một kỳ như chế độ Đại tỷ do triều đình tổ chức thời kỳ Cổ đại, vì vậy kỳ thi Tiến sĩ được coi là kỳ Đải tỷ (sang thời Minh Thanh thi Hương 3 năm định chế rõ cũng gọi là Đại tỷ).

Đầu đời Tống số đỗ Tiến sĩ tăng dần, cảnh các Tiến sĩ sau khi đỗ vẫn không được bổ nhiệm làm quan chức trở thành "mối họa" đã từng có những Tiến sĩ hợp sức với các tộc Phiên bang chống lại triều đình, nên từ đó các Tiến sĩ được triều đình bổ dụng ngay sau khi đỗ.

Tại Điện thí các Tiên sĩ có thẻ bị đánh hỏng, tình trạng này thật bi đát, đã nhiều Tiến sĩ sau khi trượt Điện thí vĩnh viễn từ bỏ quê hương, thậm chí có người tự vẫn vì thế triều Tống gia thêm định chế: Tiến sĩ vào thi Điện chỉ nhằm xếp hạng cao thấp chứ không bị đánh trượt nữa.

Như vậy khoa thi Tiến sĩ thời Tống chẳng những là khoa thi chủ chốt mà còn xác lập ơợc định chế hoàn bị, đến thời Minh được tăng bổ để hoàn thiện thêm mà thôi.

Chế khoa

Chế khoa thòi Tống không còn thịnh hành như thời Đường, số người đỗ không đáng kể so với khoa Tiến sĩ. Trong 312 năm của Vương triều Tống chỉ có 22 chế khoa, số người đỗ chế khoa khoảng 41 người, trong khi đó một khoa Tiến sĩ có thời lên tới 409 người (Thần Tông) hoặc cao vọt lên 680 người (Thương Tông).

Thời Tống có tổ chức Vũ khoa, văn bài gồm: trước thi kỵ xạ (cưỡi ngựa và bắn cung) sau thi văn sách. Với phương châm: văn sách để lấy đỗ hay bỏ, bắn cung cưỡi ngựa để xếp hạng cao hay thấp (dĩ sách vi khử lưu, cung mã vi cao hạ).

Vũ khoa tuy lúc lập lúc bỏ nhưng định chế ngày càng rõ ràng hơn, mở rộng một môn thi, xếp hạng sau khi Điện thí võ cử. Nhưng ở thời Tống chủ trương "trọng văn khinh võ" thực sự sâu sắc, có phần đi quá xa một truyền thống "văn võ song toàn", hay "thượng văn"

Khoa cử thời Minh - Thanh

Chế độ khoa cử thời Minh đạt đến mức hoàn thiện, triều Thanh cơ bản theo định chế ấy.

Khoa cử Minh - Thanh gồm 3 cấp thi. Cấp thứ nhất là Viện thí cấp thứ hai là Hương thí, cấp thứ ba gồm ba loại thi: Hội thí, Điện thí và Triều khảo

Viện Thí

Viện thí do Huyện, Phủ tổ chức, người đỗ gọi là Sinh viên, thường gọi là Tú tài. Họ có thể nhận vào học ở Quốc Tử Giám, tham gia Thi hương.

Hương Thí

Hương thí - thi Hương người đỗ gọi là Cử nhân đỗ đầu là Giải nguyên, đố thứ hai gọi là Á nguyên, đỗ thứ ba là Kinh khôi.

Phúc Thí

Phúc thí được tổ chức từ thời Khang Hy năm thứ 51 (1712), đây là kì thi nói giữa thi Hương thi Hội. Cống sinh muốn thi Hội phải qua kỳ Phúc thí. Phúc thí chia làm ba hạng, thứ hạng liên quan đến việc bổ nhậm quan chức sau này.

Hội Thí

Sĩ tử đỗ Cử nhân trong thi Hương được tham dự kỳ thi Hội, thi Hội do Bộ lễ chủ trì, ba năm mở một khoa, người đỗ gọi là Cống sĩ, đỗ đầu thi Hội gọi là Hội nguyên. Thi Hương và thi Hội đều thi tứ trường.

Thời Minh Thanh, hai kỳ thi Hương thi Hội được quy định năm tháng rõ ràng. Các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu, vào tháng 8 tổ chức thi Hương. Các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thi Hội và ngày mồng 7 đến rằm tháng Hai.

Các chế độ tỏa viện, di phong, đẳng lục… thực hiện có trình tự và rất nghiêm ngặt. Các ngày thi, ngày chấm, yết bảng cũng được quy định cụ thể.

Thời kỳ này sau khi thi xong, "phát bảng" kỳ thi Hội Hoàng đế bạn yến tiệc gọi là Ân vinh yến tại Bộ lễ, cho các Cống sĩ vào khảo quan. Thi hội ngoài Chính bảng còn có Phó bảng; Cử nhân đỗ phó bảng đã có thể được bổ chức giáo quan ở trường quốc lập hoặc giáo chức quan cấp thấp, hoặc cũng có thể cho vào học ở Quốc Tử Giám để tiếp tục thi kỳ sau, có khi được mang tên Giám sinh hưởng chế độ nhà Giám mà không cần đến học.

Điện thí

Điện thí (Thi Điện), thời Minh - Thanh cũng là kỳ thi cuối cùng, sau khi thi Hội xong (tháng hai) một tháng sau thì vào thi Điện (rằm tháng 3). Nội dung thi Điện vẫn theo thời Tống, chỉ thi một đạo thời vụ sách. Các quang đại thần thay mặt Hoàng đế ra đề thi (sách vấn), đôi khi hoặc Hoang đế trực tiếp phê duyệt.

Sách Thanh đại Điện thí khảo lược ghi về kỳ thi Điện thời Quang Tự: Cống sĩ vào nhập Điện thí, Hoàng đế trực tiếp giám thí, qua người lễ nghi, quan Bộ lễ phát đề thi, các Tiến sĩ quỳ nhận và trở về bàn thi viết đối sách. Trong kỳ thi Điện các Cống sĩ đã qua hai kỳ Hương, Hội được triều tiếp đãi "tương đối có lễ", nên sĩ tử không phải kiểm tra ngặt như các kỳ thi khác, các Cống cử có thể tự sắp xếp chỗ ngồi, cách ngồi sao cho thuận lợi; vì bài thi đối sách hạn chế khoảng trên dưới 2000 chữ, viết trong một ngày bài thi không những viết đúng, viết hay mà còn phải viết nhanh và đẹp, vì kỳ Điện thí yêu cầu về thời vụ sách rất cao, lại chấm cả thư pháp nữa. Xếp hạng Tiến sĩ trong thời kỳ Điện thí ở thời Minh - Thanh (khoa thi Tiến sĩ Việt Nam ở thời Lê áp dụng cách xếp hạng này): chia làm 3 giáp: giáp thứ nhất tức bảng 1 gồm các Tiến sĩ cập đệ (Cập đệ nghĩa là đỗ), giáp này có ba vị: Đệ nhất giáp đệ nhất danh là Trạng Nguyên; Đệ nhất giáp đệ nhị danh là Bảng Nhãn; Đệ nhất giáp đệ tam danh là Thám Hoa

Trạng Nguyên, chính là Trạng đầu trong chế độ Sát cử địa phương gửi danh sách lên triều đình, danh sách ấy là "Trạng" vì mỗi người trong danh sách có phần hàng trạng (tóm tắt lý lịch); lập danh sách đầu trạng người xếp đầu danh sách là Trạng đầu Vì thế mà sau Trạng đầu để gọi người đỗ đầu kỳ thi Điện, và cũng gọi là Trạng Nguyên, vì nguyênđầu cùng nghĩa.

Thám hoa, nghĩa là thăm hoa đây là một trong những ân vinh dành cho các vị Tân Tiến sĩ, sau khi dự tiệc các tân Tiến sĩ được thăm hoa ở vườn Thượng uyển, trong buổi lễ thưởng ngoạn này có cử ra vài ba ông Tiến sĩ trẻ ít tuổi nhất và tuấn tú gọi là Thám hoa sứ Thám hoa lang. Sau này các vị Thám hoa ít tuổi vẫn được gọi là Thám hoa lang

Bảng nhãn nghĩa là mắt của bảng, như tự nhãn - những từ quan trọng trong một bài thơ, ý nghĩa đó càng xác định rõ hơn ở thời kỳ mới định chế tam khôi (ba người đỗ đầu kỳ Điện thí thì hai người xếp thứ hai và thứ ba của nhất giáp đều gọi là bảng nhãn

Triều khảo

Ba ngày sau khi truyền lô, xưóng danh kết quả Điện thí, các Tiến sĩ còn phải qua một kỳ thi gọi là Triều khảo. Triều khảo chia làm nhất, nhị, tam đẳng; kỳ thi này không ảnh hưởng đến công danh mà nhằm tuyển thứ cát sĩ; kết quả của Triều Khảo cộng với kết quả Phúc thi Điện thí để trao quan chức, nếu đỗ hạng ưu vào Viện Hàn Lâm. Từ giữa đời Minh vào Viện Hàn lâm là một vị trí quan trọng vì ở thời này đã hình thành lệ "Không là tiến sĩ không vào Viện Hàn lâm, không ở Viện Hàn lâm không vào Nội các: (Phi Tiến sĩ bất nhập Hàn lâm, Phi Hàn lâm bất nhập Nội các).

Định lệ này đã thực sự mở đường cho các nhà khoa bảng có điều kiện để nắm giữ những vị trí chủ chốt và bậc cao trong bộ máy nhà nước phong kiến.

Hệ thống quan chế Trung Quõc thời phong kiến

Quan chế - Chế độ quan lại là một trong những nét đặc sắc của chế độ chính trị, văn hóa Trung Quõc thời Cổ - Trung - Cân đại. Trên 4000 năm lịch sử văn minh Trung Hoa, những thế lực phong kiến thống trị điều hành đất nước Trung Quõc rất coi trọng việc thiết lập chế độ quan lại, tăng cường cơ cấu Nhà nước, đã tạo nên lịch sử quan chế khá lâu dài. Việc ghi chép lại cơ cấu tổ chức quan chế các triều đại đã được bắt đầu từ thời Cổ đại. Kinh điển Nho giáo như Chu Lễ; Kinh Thư đều có ghi chép về hệ thống quan chế. Những bộ sử lớn như Thông điển; Thông khảo; Hội yếu, Hội điển… đều có những phần ghi chép về quan chế các thời từ Hạ , Thương, Chu đến Nguyên Minh, Thanh; quan chế Trung Quõc trải qua quá trình từ manh nha, phát triển biến đổi và dần dần đi tới hoàn thiện từ trung ương tới địa phương. Nó có các tầng lớp, các thứ bậc với chức, tước, phẩm, hàm, bổng lộc rõ ràng.

Chế độ đặt quan và chê độ chuyên chế Cổ, Trung đại là một tổng thể, nó tồn tại dựa vào nhau, thống nhất chặt chẽ; chính thể chuyên chế cũng thông qua chế độ đặt quan mà biểu hiện, hoạt động. Lịch sử chế độ chuyên chế phong kiến Trung Quõc đa từng trải qua hai loại thể chế chính trị căn bản: thời Hạ, Thương, Chu là thể chế quân chủ quý tộc và từ thời Tần về sau là Quân chủ phong kiến.

Chế độ quân chủ quý tộc lấy quan hệ huyết thống để tổ chức xã hội, gia tộc, quốc gia, hợp thành một hệ thống. Hoàng tộc quyết định việc bổ nhiệm và bãi miễn quan liêu, khuyên can vua. Quan hệ tông tộc thân hay sơ quyết định vị trí cao thấp trong chính quyền. Từ Vua cho chí quan viên đều có quyền thế tập.

Trong chế độ quân chủ phong kiến, quyền lực tập trung vào Hoàng đế. Ngôi Vua là "trí cao vô thượng", được quyền thế tập. Vua thông qua hệ thống quan mà điều khiển bộ máy chính quyền Nhà nước nhằm "trị thiên hạ".

Đứng đầu các quan khi thì Tể tưóng, khi thì Trưởng quan ở Tam sảnh, khi thì Nội các, mỗi thời có cách tổ chức hoặc tên gọi khác nhau nhưng nói chung xu thế ngày càng quy củ, chặt chẽ.

Chế độ quân chủ quý tộc kéo dài suốt ba triều đại: Hạ, Thương, Chu (Tây Chu), thời Hạ, Thương, dưới Đế (vua), chức quan lớn nhất có quyền lực cao nhất là Vu Sử đảm nhận công việc Chiêm bốc (xem bói), tế tự. Các văn bản giáp cốt đã sớm có ghi chép về các chức quan: Hy hòa (quản lãnh về pháp), Quản sách (quản việc văn thư), Thủ tàng sử (quản hồ sơ), Địa lý (quản tố tụng), Tù nhân (quản việc tù ngục), Quan sư (quản việc giáo dục), (thày dạy Vua), Bảo hành (quản việc ấn Vương). Chức Vu sử thường được thế tập.

Thời Tây Chu, chế độ quan có những biến chuyển quan trọng, quyền lực vốn tập trung trong tay Vu sử được phân chia ra cho các chức Sử liêu, Khanh. Sau đó, chế độ "Tam công" (Thái sư; Thái phó, Thái bảo)dần được thiết lập. Tam công do các thần nhân của nhà Vua đảm nhiệm. Dưới Tam công Lục khanh (gồm có: Trủng tể; (Thái tể); Tư đồ; Tông bá; (Thái tông bá); Tư mã; Tư khấu; Tư không)

Cùng với Lục khanh, Khanh sĩ liêu còn có Thái sử liêu (Tả sử, Hữu sử, Ngoại sử), học chủ yếu đảm nhiệm công việc chép sử và kiêm nhiệm công việc cố vấn cho Vua, tham gia chính sự.

Thời Chu, xung quanh kinh thành đặt các chức: Lục toại, gồm Toại sư cai quản mỗi Toại (đơn vị hành chính thời đó). Đó chính là thời kỳ sơ khai của chế độ đặt quan cấp địa phương, việc này sẽ được hoàn thiện ở các giai đoạn tiếp theo.

Lịch trình quan chế thời kỳ Quân chủ quý tộc (Hạ, Thương, Chu) khá phức tạp, đa dạng, nhưng về đại thể có 4 cấp: Khanh; Đại phu; Sĩ

Nhà Tần thống nhất toàn bộ Trung Quõc, thành lập nên một quốc gia phong kiến trung ương tập quyền. Thể chế chính trị quân chủ phong kiến hình thành, đưa chế độ tổ chức bộ máy quan lại vào một giai đoạn mới, quy mô lớn hơn, chặt chẽ và chi tiết hơn. Chế độ quan lại hình thành 2 bậc căn bản: Trên có Tam công, dưới có Cửu khanh.

Sang thời Hán, về đại thể, quan chế vãn theo thời Tần. Trung ương thiết lập Tam công; Cửu khanh, sau thêm chức Thượng thư lệnh nắm quyền Tể tưóng và một số chức vị khác. Thời kỳ này, quan chế địa phương cũng có những tiến triển và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý thống nhất từ trung ưong tới địa phưong. Cấp địa phương chia làm các Bộ (Châu) đặt quan Thứ sử quản lãnh, sau sử thành 3 cấp quan: Châu mục, Quận thú, Huyện lệnh.

Bắt đầu từ thời trung Đường, lập ra Tam sảnh Lục bộ là một bước hoàn thiện thêm về quan chế. Cách tổ chức có Tam sảnh, Lục bộ được duy trì suốt nhiều triều đại về sau, mặc dù có nhấn mạnh hoặc giảm bớt quyền lực ở bộ phận này hay bộ phận khác. Tam sảnh gồm: Thượng thư sảnh; Trung thư sảnh; Môn hạ sảnh chức quan đứng đầu các sảnh là Tể tướng. Lục bộ gồm có: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công. Trưởng mỗi bộ là Thượng thư, phó là Tả, Hữu thị lang Bộ lại bao gồm các ty do các chức Lang trung Viên ngoại đảm nhiệm. Thời Đường còn đặt thêm ra Cửu tự (Thái thường tự, Quang lộc tự…)

Ngoài ra còn có Ngũ giám (như: Quốc tử giám, Tướng tác giám…) Quan chế địa phương thời Đường đặt ra 3 cấp: Châu, Đạo và Huyện, ở mỗi cấp địa phương cũng đặt ra các chức quan cai quản.

Thời Tống, chế độ quan chế kế thừa nhiều của thời Đường, nhất là mô hình quan chế trung ương. Riêng quan chế địa phương cấp, Châu, Huyện lại do triều đình cử các quan ở kinh đô đến nhậm chức.

Đời Nguyên, Trung thư sảnh cai quản Lục bộ. Toàn quốc chia làm 10 hàng tỉnh. Trưởng quan ở tỉnh là chức cao nhất, các chức điạ phương giống như trung ương có: Thừa tướng; Bình chương; Tả, Hữu thừa, Tham tri chính sự.… Dưới hàng tỉnh đặt các lộ, dưới lộ đặt Châu.

Đến thời Minh, quan chế trung ương bỏ Trung thư sảnh, đổi thành Nội các; Cửu tự giảm còn Ngũ tự; Ngũ giám giảm còn Tam giám. Địa phương vẫn chia làm 3 cấp, nhưng đổi Đạo, Châu, Huyện thành Tỉnh, Phủ, Huyện.

Đời Thanh kế thừa chế độ quan chế vốn có. Riêng quan chế địa phương thì ít nhiều có khác: Đô đốc cai quản từ 1 đến 3 tỉnh, quản lý cả quân sự lẫn dân sự, hàng tỉnh có Tuần Vũ, Bố chánh sứl cơ quan thuộc Tuần Vũ có Đô đốc; Bố chánh sứ; Án sát sứ

Quan chế thời Cổ Trung Quõc có lịch sử lâu đời và nhiều biến động, thực sự phong phú và phức tạp. Nó còn bao hàm các chế độ giám sát, thưởng phạt, đặc biệt là chế độ đào tạo và tuyển chọn quan lại, thực sự đem lại vẻ đặc thù của văn hóa Trung Hoa, góp phần làm phong phú văn hóa của nhân loại.

 Quan chế Trung ương thời Tần.

TAM CÔNG

Thừa tướng hoặc Tướng quốc

Kim ấn (ấn vàng) tử thụ (dải lụa tía)

[Phẩm trật, quan chế thời Tần dùng chất liệu ấn con dấu và màu sắc của thụ ( dải lụa) để phân biệt]

Thái úy: Kim ấn, tử thụ, quản việc võ

Ngự sử đại phu: ngân ấn (ấn bạc) thanh phụ (dải lụa xanh). Chức phó của Thừa tướng

CỬU KHANH

Phụng thường: ngân án, thanh phụ, trung nhị thiên thạch, Cửu khanh phẩm trật giống nhau. Quản việc tông miếu lễ nghi.

[Xưa lộc của các quan được trả bằng lương thực, đơn vị là Thạch]

Lang trung lệnh quản cung điện

Vệ úy: quản vệ binh

Thái bộc: quản xa mã

Đình úy: quản việc hình

Điển khách: quản việc dân tộc thiểu số.

Tông chính: quản thân thuộc

Trị lật nội sử: Quản lương thực, của cải

Thiếu phủ: quản thuế.

MỘT SỐ CHỨC QUAN TRUNG ƯƠNG KHÁC:

Trung úy: Trung nhị thiên thạch, quản việc tuần phòng ở kinh sư.

Tướng tác thiếu phủ: ngân ấn - Thanh thụ. Trung nhị thiên thạch quản việc cung thất.

Chiêm sự: phẩm trật như trên. Quản công việc thuộc về Hoàng hậu, Thái tử

Điển Thuộc quốc: phẩm trật như trên. Quản công việc về dân tộc thiểu số.

Nội sử: phẩm trật như trên. Quản công việc kinh sư.

Chủ úy: phẩm trật như trên. Quản công việc chư hầu.

QUAN CHẾ ĐỊA PHƯƠNG

Quận có: Giám ngự sự, Quận thú, Quận úy, Quận thừa, Trưởng sư

Huyện có: Huyện lệnh (huyện trưởng), Huyện thừa, Huyện úy

Quan chế Trung ương thời Tây Hán.

TAM THÁI

Thái sư, Thái phó, Thái bảo Tam thái đặt chức không thường xuyên để phụ tá Hoàng đế. Phẩm trật như nhau: Kim ấn, Tử thụ

TAM CÔNG

Thừa tướng sau đổi là Tướng Quốc, rồi lại đổi Đại tư đồ, coi chung và phụ tá Hoàng đế; Kim ấn, Tử thụ, Vạn thạch.

Thái úy sau đổi là Đại tư mã; Kim ấn, Tử thụ, Vạn thạch. Quản quân đội.

Ngự sử đại phu Sau đổi là Đại tư không: Kim ấn, Thanh thụ, Vạn thạch (trên khanh). Quản việc nghị luận, kiểm soát.

CỬU KHANH

Phụng thường sau đổi là Thái thường; Ngân ấn, Thanh thụ, Trung nhị Thiên thạch. Quản lễ nhạc.

Lang trung lệnh Phẩm trật Cửu khanh như nhau.

Vệ úy sau là Trung đại phu lệnh (đời Cảnh đế). Quản đồn lính, bảo vệ các dinh.

Thái phó quản xa mã

Đình úy sau đổi là Đại lý (đời Cảnh đế); Ngân ấn , Thanh thụ quản hình ngục.

Điển khách sau đổi thành Đại hành lệnh (đời Cảnh đế); Đại hồng lô (đời Vũ đế) Quản tân khách, quản các việc dân tộc thuộc vùng biên giới.

Tông chính sau đổi Tông bá(đời Bình đế). Quản các việc thân thuộc

Trị lật nội sử, sau đổi Đại nông lệnh (đời Cảnh đế); Đại tư nông quản lương thực và của cải.

Thiếu phủ quản tô thuế rừng núi, ao đầm.

CUNG QUAN

Chiêm sư Nhị thiên thạch. Quản công việc phục vụ Thái tử.

Trưởng tín chiêm sư: Trưởng tín thiếu phủ; Trưởng nhạc thiếu phủ quản các cung hoàng hậu. Nhị thiên thạch.

Tướng hành hay Đại trưởng thu Nhị thiên thạch, của Hoàng hậu điều hành.

Thái tử thái phó; Thái tử thiếu phó Nhị thiên thạch, dạy Thái tử.

QUÂN QUAN

Đại tướng quân đặt thời Hán Vũ đế. Có thời ở trên "công"

Phiêu kỵ tướng quân không đặt thường xuyên, quản công việc cầm đầu quân và chinh phạt

Xa kỵ tưóng quân; Vệ tướng quân[b] và [b]Tìên hậu tả hữu quân nhiệm vụ như Phiêu kỵ tưóng quân

Quan chế Trung ương thời Đông Hán.

NGŨ PHỦ

Gồm: Thượng Công; Tam công; Tướng quân

THƯỢNG CÔNG

Thái phó Vạn thạch. Chức này chỉ đặt vào thời Vua mới lên ngôi do việc phụ tá.

Thái úy hay Đại tư mã (đặt thời Linh đế). Ngọc ấn - Tử thụ - Vạn thạch, quản việc binh trong nước, nước có đại sự phải cùng với Tư đồ; Tư không lo việc.

TAM CÔNG

Tư đồ hay Đại tư đồ (đặt thời Quang vũ); Thừa tướng (đặt thời Hiến kế Kiến An) phẩm trật như Thái úy Quản dân sự, nước có đại sự cùng với Thái úy, Tư không lo việc.

Tư không hay Ngự sử đại phu (đặt năm Kiến An 13) phẩm trật như Tư đồ, quản dân sự, nước có đại sự cùng với Thái úy, Tư đồ lo việc.

TƯỚNG QUÂN

Đại tướng quân; Phiêu kỵ tướng quân; Xa kỵ tướng quân; Vệ tướng quân, Tiền hậu tả hữu tướng quân. Phẩm trật như Tam công. Chức đặt bất thường do việc chinh phạt đánh dẹp.

CỬU KHANH

Tổ chức Cửu khanh Đông Hán giống như Tây Hán. Phẩm trật Tê ấn - Thanh thụ - Trung nhị thiên thạch. Chức trưởng gia thêm chữ Anh.

Ngũ quan trung lang tướng Tế ấn - Thanh thụ - Trung nhị thiên thạch. Chủ quản cung điện, túc vệ.

Tả trung lang tướng Phẩm trật như Ngũ quan lang Chủ quản tả thự lang. phẩm trật như trên.

Hữu trung lang tưóng Chủ quản Hữu thự lang. phẩm trật như trên.

Hổ phần trung lang tướng Chủ quản Hổ phần túc vệ. Phẩm trật như trên

Tập lâm trung lang tướng chủ quản Tập lâm lang, quản thị tòng túc vệ. Phẩm trật như trên.

Quang lộc đại phu quản việc cố vấn và ứng đối. Phẩm trật như trên.

Thượng thư lệnh quản mọi việc văn thư. Phẩm trật Tê ấn - Hắc thụ. Thiên thạch.

Thượng thư bộc xạ Tê ấn - Hắc thụ - lục bách thạch.

Lục tào thượng thư phẩm trật như trên. Quản văn thư.

Thị lang Tê ấn - Hoàng thụ - Tứ bách thạch. Khởi thảo văn thư…

Quan chế địa phương

CHÂU

Thích sử Tê ấn - Hắc thụ - lục bách thạch. Quản tuần hành quận quốc, xét tù ngục…

Mục Nhị thiên thạch. Quản công việc trong châu

Thái thú Nhị thiên thạch. Quản trị dân, tiến hiền, khuyến nông, xử kiện tụng, trừ gian…

Thừa (quận biên giới làm trưởng sử). giúp Thái thú

HUYỆN

Huyện lệnh; Huyện trưởng: Lệnh Thiên thạch Trưởng tứ bách thạch đến tam bách thạch. đều quản việc trị dân, khuyến thiện, khuyến nghĩa, ngăn cấm gian ác, xử kiện, đánh giặc.

Huyện thừa Văn thư

Úy dẹp trộm cướp.

Quan chế Trung ương thời Đường.

TAM SƯ

- Thái sư; Thái phó; Thái bảo: Chánh nhất phẩm.

TAM CÔNG

- Thái úy; Tư đồ; Tư không: Chánh nhất phẩm.

Tam sư; Tam công là loại hư hàm, địa vị rất cao, chỉ ban mà không có nắm giữ chức thực tế, cũng không thường đặt.

THƯỢNG THƯ SẢNH

- Thượng thư lệnh (1 người): Chánh nhị phẩm

- Thượng thư tả bộc xạ (1 người): Tòng nhị phẩm; thống lĩnh ba bộ: Bộ lại, Bộ hộ, Bộ lễ

- Thượng thư hữu bộc xạ (1 người): Tòng nhị phẩm; thống lĩnh ba bộ: Bộ binh, Bộ hình, Bộ công.

- Lục bộ thượng thư (mỗi bộ 1 người): Chánh tam phẩm

- Lục bộ thị lang: (mỗi bộ 2 người). Chánh tứ phẩm thượng.

- Thượng thư tả thừa (mỗi bộ 1 người): Chánh tứ phẩm thượng, quản 12 ty của 3 bộ: Bộ lại, Bộ hộ, Bộ lễ.

- Thượng thư hữu thừa (mỗi bộ 1 người): Tòng ngũ phẩm thưởng. Quản 12 ty của 3 bộ: Bộ binh, Bộ hình, Bộ công.

- Tả, Hữu Ty lang trung (mỗi ty 1 người): Tòng ngũ phẩm thượng: chức phó Tả, Hữu thừa.

MÔN HẠ SẢNH

- Thị trung (2 người): nguyên Chánh tam phẩm, sau thăng Chánh nhị phẩm.

- Môn hạ thị lang (2 người): nguyên Chánh tứ phẩm thượng, sau thăng Chánh nhị phẩm.

-Cấp sự trung (4 người): Chánh ngũ phẩm thượng.

- Tả tán kỵ thường thị (2 người): Tòng tam phẩm

- Gián nghị đại phu (4 người): Chánh tứ phẩm hạ.

- Khởi cư lang (2 người): Tòng lục phẩm thượng

- Tạ bộc khuyết: Tòng cửu phẩm

- Điển nghị (2 người): Tòng cửu phẩm

- Thành môn lang (4 người): Tòng lục phẩm thượng

- Phù bảo lang: Tòng lục phẩm thượng

- Hoằng Văn quán trực học sĩ: Lục phẩm

- Hiệu thư lang (2 người): Tòng cửu phẩm thượng

TẬP HIỀN ĐIỆN THƯ VIỆN

- Tập hiền học sĩ: Ngũ phẩm

- Tập hiền trực học sĩ: Lục phẩm

- Thị giảng học sĩ

- Tu soạn quan

- Hiệu lý quan

- Đãi chế quan

- Kiểm thảo quan

HÀN LÂM VIỆN

Học sĩ (6 người)

Đãi chiếu

BÍ THƯ SẢNH

- Bí thư sảnh (còn gọi là Lan đài; Lân đài)

- Bí thư giám (1 người): Tòng tam phẩm thượng

- Bí thư lang (4 người): Tòng lục phẩm thượng

- Hiệu thư lang (8 người): Chánh thất phẩm thượng.

NGỰ SỬ ĐÀI

- Ngự sử đại phu (1 người): Tòng tam phẩm, sau thăng lên chánh tam phẩm.

- Ngự sử trung thừa ( 2 người): Chánh tứ phẩm hạ

- Thị ngự sử (4 người): Tòng lục phẩm hạ

Ngự sử đài thời Đường chia làm 3 đơn vị: Đài viện, Điện viện, Sát viện.

QUỐC TỬ GIÁM

- Quốc tử tế tửu (1 người): Tòng tam phẩm

- Quốc tử tư nghiệp: Tòng tứ phẩm hạ

- Quốc tử thừa (1 người): Tòng lục phẩm hạ

- Chủ bạ (1 người): Tòng thất phẩm hạ.

- Quốc tử bác sĩ (2 người): Chánh ngũ phẩm thượng

- Thái học bác sĩ (3 người): Chánh lục phẩm thượng

- Quốc tử trợ giáo (2 người): Tòng lục phẩm thượng

- Tứ môn bác sĩ (3 người): Chánh thất phẩm thượng

- Luật học bác sĩ (1 người): Tòng bát phẩm hạ

- Thư học bác sĩ (1 người): Tòng cửu phẩm hạ

- Toán học bác sĩ (1 người): Tòng cửu phẩm hạ

- Ngũ kinh bác sĩ (1 người): Ngũ phẩm

- Quảng văn quán bác sĩ (2 người): Chánh lục phẩm thượng

Thời Đường, Quốc Tử Giám quản "lục học" là: Quốc tử học, Thái học, Tứ môn học, Luật học, Thư học Toán học. Quốc Tử Giám còn gọi là Đại Tư Thành, Thành quân

ĐIỆN TRUNG SẢNH

Quản lý các công việc phục vụ Hoàng đế: xa mã, y phục… Dưới sảnh thiết lập 6 cục: Thượng thực, Thượng dược, Thượng y, Thượng xá…

- Điện Trung giám (1 người): Tòng tam phẩm

- Thiếu giám (2 người): Tòng tứ phẩm hạ

- Thừa ( 2 người): Tòng ngũ phẩm thượng

NỘI THỊ SẢNH

Quản công việc trong nội cung cũng lập 6 cục.

- Nội thị sảnh (4 người): Tòng tứ phẩm thượng

- Nội thường thị (6 người): Chnha ngũ phẩm thượng. Ngoài ra còn các Tự (lược).

Quan chế địa phương thời Đường.

ĐẠO

- Quan sát xứ (mỗi đạo một người) hoặc đặt Tuần sát xứ, Án sát xứ…

- Tiết độ sứ: Thời Đường, các vùng biên giới lập 8 tiết độ sứ. Ở các địa phương trong nội Trung Quõc cũng đặt các Tiết độ sứ.

CHÂU

Từ 4 vạn hộ trở lên là Thượng Châu, 2 vạn hộ trở lên gọi là Trung Châu, không đủ 2 vạn hộ là Hạ Châu

- Thích sử (mỗi Châu 1 người): Thượng Châu: Tòng tam phẩm. Trung Châu: Chánh ngũ phẩm thượng. Hạ Châu: Chánh tứ phẩm hạ.

- Biệt giá (mỗi Châu 1 người): Thượng Châu: Tòng tứ phẩm hạ. Trung Châu: Chánh lục phẩm thượng. Hạ Châu: không đặt chức này.

- Trường sử (mỗi Châu 1 người): Thượng châu: Tòng ngũ phẩm thượng. Trung Châu: Chánh ngũ phẩm hạ. Hạ Châu: không đặt chức này.

- Tư mã (mỗi Châu 1 người): Thượng Châu: Tòng ngũ phẩm hạ. Trung Châu: Chánh lục phẩm thượng. Hạ Châu: Tòng lục phẩm thượng

- Lục sự tham quân sự (mỗi Châu 1 người): Thượng Châu: Tòng thất phẩm thượng. Trung Châu: Chánh bát phẩm. Hạ Châu: Tòng cửu phẩm hạ.

- Lục sự: (mỗi Châu 1 đến 2 người): Thượng Châu: Tòng cửu phẩm thượng. Trung Châu: Tòng cửu phẩm thượng. Hạ Châu: Tòng cửu phẩm hạ.

- Lục tào tham quân sự - Mỗi tào: 1 người. Thượng Châu: Tòng thất phẩm hạ. Trung Châu: Tòng bát phẩm hạ. Hạ Châu: Tòng bát phẩm hạ. Thời Đường Lục Tào là: Ty công, Ty thương, Ty hộ, Ty binh, Ty sĩ. Hạ Châu thì chỉ có: Ty thương, Ty bộ, Ty pháp.

- Tham quân sự (Thượng Châu 4 người, Trung Châu 3 người, Hạ Châu 2 người): Thượng Châu: Tòng bát phẩm hạ. Trung Châu: Tòng bát phẩm hạ. Hạ Châu: Tòng cửu phẩm hạ.

PHỦ

- Mục: Tòng nhị phẩm. Chức quan này chỉ đặt ở các Phủ Kinh Đào, Hà Nam, Thái Nguyên.

- Doãn: Tòng tam phẩm. Chức này chỉ đặt ở các Phủ Kinh Đào, Hà Nam, Thái Nguyên.

- Thiếu Doãn: hai người, cũng chỉ đặt ở các phần nói trên: Tòng tứ phẩm hạ.

- Các phủ ty lục tham quân: Chánh thất phẩm. mỗi Ty của Phủ 2 người.

- Các Phủ lục tào tham quân sự: Chánh thất phẩm hạ - mỗi tào 2 người.

- Các Phủ tham quân sự - mỗi Phủ 6 người: Chánh bát phẩm hạ.

ĐÔ ĐỐC PHỦ

- Đô đốc: Đại phủ: Tòng nhị phẩm. Trung Phủ: Chánh tam phẩm thượng. Hạ Phủ: Tòng tam phẩm.

- Biệt giá: Tứ phẩm

- Trưởng sử: Đại phủ: Tòng tam phẩm. Trung phủ: Chánh ngũ phẩm Hạ Phủ: Tòng ngũ phẩm thượng.

- Tư mã: Đại phủ: Tòng tứ phẩm hạ. Trung Phủ: Chánh ngũ phẩm hạ. Hạ phủ: Tòng ngũ phẩm thượng.

HUYỆN

-Huyện lệnh: tùy theo loại Huyện mà dao động từ Chánh ngũ phẩm thượng đến Tòng thất phẩm hạ.

- Huyện thừa: Từ Tòng thất phẩm đến Chánh cửu phẩm hạ,

- Chủ bạ: từ Tòng bát phẩm đến Tòng cửu phẩm thượng

- Úy: từ Tòng bát phẩm hạ đến Tòng cửu phẩm hạ.

- Lục sự: từ Tỏng cửu phẩm hạ đến không vào hàng phẩm hàm.

Quan chế Trung ương thời Tống (960 - 1279).

1, TAM SƯ:

- Thái sư - Chánh nhất phẩm

- Thái phó - Chánh nhất phẩm

- Thái Bảo - Chánh nhất phẩm. Từ niên hiệu Chính Hòa về sau gọi là Tam Công. Nam Tống cũng gọi là Tam Công.

2, TAM CÔNG:

-Thái úy

- Tư đồ

- Tư không

Chính Hòa về sau gọi là Tam Cô, gồm: Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu Bảo cả ba đều là Chánh nhất phẩm. Nam Tống cũng gọi là Tam Cồ

3, TỂ CHẤP:

-Tể tướng.

+ Đồng Trung thư môn; Hạ bình chương sự. Tòng nhất phẩm. Nguyên Phong về sau chia ra các chức: Môn hạ đãi trung, Trung thư Lệnh Thượng thư lệnh nhưng chỉ đặt danh mà không lấy người. Chính Hòa về sau thì đặt: Tả Hữu, Phụ Bật, hai chức này cũng không lấy người, chỉ để hư danh. Chức Tả bộc xạ trước đây thì đổi thành Thái tể. Nam Tống đặt 2 chức: Tả thừa tướngHữu thừa tướng đều hàng chánh nhất phẩm.

+ Tham tri chính sự - chức này là Phó tướng, Chánh nhị phẩm. Nguyên Phong về sau: Thượng thư tả bộc xạ Thượng thư hữu bộc xạ. Chính Hòa về sau lại đặt: Thiếu tể (đổi từ Hữu bộc xạ) và đặt chức Môn hạ thị lang. Nam Tống đặt chức Tham tri chính sự (Phó tướng, Chánh nhị phẩm)

- Khu mật viện:

+ Sứ (hoặc gọi Tri viện sự) - Tòng nhất phẩm. Từ Nguyên Phong về sau phân làm 2 chức: Tri viện sự Đồng tri viện sự. Nam Tống cũng có 2 chức tương đương là Sứ (tòng nhất phẩm) và Phó sứ.

+ Phó sứ (hoặc gọi là Đồng tri viện sự - Chánh nhị phẩm. Từ Nguyên Phong gọi là Kiểm thư viện sự Chính Hòa lại đặt thêm Đồng kiểm thư viện sự. Nam Tống gọi là Tri viện sự (Chánh nhị phẩm) và Đồng tri viện sự (cũng Chánh nhị phẩm)

4, TAM SẢNH:

- Môn hạ sảnh:

+ Thị trung (chức này không thường trao). Nguyên Phong về sau đặt: Thị lang; Tả tán kỵ thường thị - Chánh tam phẩm, nhưng chức này cũng không thường trao.

+ Thị lang - chức này Nguyên Phong về sau gọi là Tả gián nghị đại phu - ( 1 người Tòng tứ phẩm).

-Trung thư sảnh:

+ Lệnh (hư chức), Nguyên Phong về sau gọi: Tả tán kỵ thường thị, nhưng không thường trao, (Chánh tam phẩm). Ngoài ra, còn đặt thêm các chức dưới Thị lang Hữu gián nghị đại phu (1 người, Tòng tứ phẩm); Hữu chính ngôn ( 1 người, Tòng thất phẩm).

- Thượng thư sảnh

+ Lệnh (có chức nhưng không trao người giữ).

+ Tả bộc xạ (Chánh tướng), từ Chính Hòa về sau gọi là Thái Tể, (Chánh tướng).

+ Hữu bộc xạ - (Chánh tướng), từ Chính Hòa về sau gọi là Thiếu Tể (cũng là Chánh tướng).

+ Tả thừa (Phó tướng)

+ Hữu thừa (Phó tướng)

5, TAM TY SỨ:

- Sứ (1 người)

- Phó sư (3 người)

6, HỌC SĨ VIỆN: (Viện học sĩ)

- Hàn lâm học sĩ (chánh tam phẩm). Nam Tống gọi là Đoan minh điện học sĩ.

- Sùng chính điện thuyết thư - Tòng thất phẩm. Nguyên Phong về sau gọi là Hàn lâm thị độc học sĩ: Chánh thất phẩm, lại đặt thêm Hàn lâm thị giảng học sĩ: Chánh thất phẩm.

7, GIÁN VIỆN:

- Tri gián viện đại nhân

8, LỤC BỘ:

- Bộ lại

+Tri thẩm quan viện ( 2 người). Nguyên Phong về sau: Trưởng thư 1 người (Trưởng, Tòng nhị phẩm)

+ Phán bộ sự (2 người). Niên hiệu Nguyên Phong về sau: Thị Lang một người (phó, Tòng tam phẩm)

-Bộ hộ:

- Phán bộ sự (2 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm), thị lang 2 người (phó, Tòng tam phẩm)

-Bộ lễ:

+ Phán lễ nghi viện (1 người). Nguyên Phong về sau Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm). Thời Nam Tống không thường đặt ra chức này, néu có hàm Tòng nhị phẩm.

+ Phán bộ sự (1 người), Nguyên phong về sau:thị lang 2 người (phó Tòng tam phẩm)

- Bộ binh:

+ Phán bộ sự (1 người), Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm). Thị lang 1 người (Phó, Tòng tam phẩm.)

- Bộ hình

+ Tri thẩm hình viện (1 người). Nguyên Phong về sau: Thượng thư 1 người (trưởng, Tòng nhị phẩm)

+ Phán bộ sự (1 người). Nguyên Phong về sau Thị Lang 2 người (Phó, Tòng tam phẩm)

- Bộ Công

+Phán bộ sự (1 người) Nguyên Phong về sau: Thượng thư một người (Tòng nhị phẩm), Thị lang 1 người (tòng tam phẩm).

9, NGỰ SỬ ĐÀI:

- Đại phu: (không trao Chánh phẩm, Tòng nhị phẩm). Niên hiệu Chính Hòa về sau: Trung thừa (1 người Tòng tam phẩm).

- Trung thừa (Tòng tam phẩm), Nguyên Phong về sau: Trung thừa (1 người trưởng, Tòng tam phẩm)

- Điện trung thị ngự sử ( Chánh thất phẩm).

- Giá sát ngự sử (Tòng thất phẩm)

10, CỬU TỰ (chín tự):

- Thái thường tự:

+ Phán tự sự Niên hiệu Nguyên Phong về sau: Thiếu khanh (1 người, Phó).

- Sùng chính tự

+ Tri đại tông chính sự (1 người).

+ Phán thị sự (2 người), Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng). Nam Tống: Khanh (không thường đặt chức này). Nguyên Phong về sau còn đặt thêm chức Thiếu khanh 1 người (Phó). Nam Tống Thiếu khanh (1 người).

- Quang lộc tự:

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người Phó).

- Vệ Úy tự

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó).

- Thái bộc tự

+ Quần mục sư 1 người. Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng)

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (2 người Phó). Chính Hòa về sau Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó).

-Đại lý tự

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (2 người, phó). Nam Tống Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người phó).

- Hồng lô tự

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người Phó).

- Ty nông tự

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người Phó).

- Thái phủ tự

+ Phán tự sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Khanh (1 người trưởng), Thiếu khanh (1 người Phó).

11, NGŨ GIÁM:

- Quốc tử giám

+ Phán giám sự (2 người). Nguyên Phong về sau: Tế rửu (1 người, trưởng, Tòng tứ phẩm).

+ Tống nghiệp Tống sơ không đặt, Nguyên Phong về sau đặt (1 người, Phó, Chánh lục phẩm)

- Thiếu phủ giám

+ Phán giám sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Giám (1 người trưởng), Thiếu giám (1 người phó).

- Tướng tác giám

+ Phán giám sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Giám (1 người trưởng), Thiếu giám (1 người phó).

- Quân khí giám

+ Lãnh ư tam ty (1 người). Nguyên Phong về sau: Giám (1 người trưởng), Thiếu giám (1 người phó).

- Đô thủy giám

+ Phán giám sự (1 người). Nguyên Phong về sau: Sứ giả (1 người)

Quan chế địa phương thời Tống (960 - 1279).

1, LỘ: (đơn vị hành chính thời Tống)

-Chuyển vận ty

+Chuyển vận sứ: nắm giữ tài sản của một Lộ, lại kiêm cả công việc của Giám sát quan lại.

+Phó sứ

+ Phán quan

- Đề hình ty

+ Đề điểm hình ngục công sự. Ty đề hình ban đầu thuộc chuyển vận sứ, đến đời Tống Chân Tông chia ra: Đề hình nắm công việc hình ngục. Thời Nam Tống gọi ty Đề hình Hiến ty

- Đề của thường bình ty

+ Đề cử thường bình trà diêm công sự Chức này nắm giữ các công việc của kho Chưởng Nghĩa, Thường Bình, quản lý chợ búa, thủy lợi. Thời Nam Tống gọi là Thương ty.

+ Đề cử học sư đời Tống Huy Tông đặt ra, nắm giữ việc học chính của một Lộ, Châu, Huyện, không lâu sau thì bỏ

- Kinh lược an phủ ty

+ Kinh lược an phủ sứ

Thời Tống sơ do có chiến tranh với người Tây Hạ, tại khu vực men theo Thiểm Tây đặt ra chức này, về sau ở các vùng Quảng Châu, Quế Châu cũng đặt. Nam Tống gọi chức đó là Sứ ty.

Các chức quan: Đề học; Thường bình; Đề hình; Chuyển vận của các Lộ đều gọi là Giám ty. Các Lộ còn đặt ra các ty: Đề cử trà diêm ty, Đề cử trà mã ty, Đề cử khoáng dã ty, Đề cử thị bách ty

2, PHỦ:

- Tri phủ sự (1 người) (hoặc đặt Phủ doãn, Thiếu doãn). Khai Phong phủ doãn, Chánh tam phẩm. Khai phong phủ thiếu doãn, Tòng lục phẩm. Từ đời Tùy trở về trước chưa có chưa có "Phủ". Lấy tên "Phủ" đặt cho các khu vực của kinh đô bắt đầu từ thời Đường. Đời Tống dựa theo thời Đường, ở Thủ đô cũng như nhiều vùng địa phương gọi là "Phủ". Ví dụ như Đông Kinh là Phủ Khai Phong, Tây Kinh là Phủ Nam Phong, Nam kinh là Phủ Ứng Thiên. Bắc Kinh là Phủ Đại Danh. Về sau, các vị Đế vương chưa lên ngôi được cấp đất đai gọi Phong ấp, đến khi lên ngôi những đất được phong ấp ấy đều thăng lên làm Phủ.

- Phán quan (một chức quan trong phủ)

- Suy quan

3, CHÂU:

Đời Tống không đặt chức Thái thú. Thích sử chỉ là hư hàm.

- Phán mỗ châu sự (Thích sử) (Tòng ngũ phẩm).

- Quyền chi mỗ Châu quân Châu sự gọi tắt là tri châu)

- Thông phán (Tòng bát phẩm)

- Kiểm thư phán quan thính công sự (Tòng bát phẩm)

- Suy quan, phán quan (Tòng bát phẩm)

- Chư tào quan (Tòng bát phẩm). Chư Tào quan gồm có: Hộ tào tam quân; Ty pháp tham quân; Ty lễ tham quân; Lục sự tham quân

4, CHÂU:

- Tri mỗ quân sự (tương tự như Giang âm quân)

5, GIÁM:

- Tri mỗ giám sự (tương tự như Lợi quốc giám)

6, HUYỆN:

- Tri huyện (huyện lệnh)

Huyện loại"Xích" Chánh thất phẩm, huyện "Kỳ" Chánh bát phẩm, còn các huyện khác Tòng bát phẩm.

- Huyện thừa: (chức này các ấp nhỏ không đặt). Huyện Xích Chánh bát phẩm, huyện Kỳ Tòng bát phẩm, các huyện khác Tòng cửu phẩm.

- Chủ bạ (ấp nhỏ không đặt chức này, lấy chức úy cho kiêm). Huyện Xích tòng bát phẩm, huyện Kỳ, Chánh cửu phẩm, các huyện khác Tòng cửu phẩm.

Đời Tống cấp huyện chia làm 8 hạng:

Huyện Xích (Huyện trong kinh thành), Huyện Kỳ (ngoài kinh thành), Huyện Vọng (bốn ngàn hộ trở lên), Huyện Khẩn (ba ngàn hộ trở lên), Huyện Thượng (hai ngàn hộ trở lên), Huyện Trung (một ngàn hộ trở lên)m Huyện trung Hạ (không đủ một ngàn hộ), Huyện Hạ (năm trăm hộ trở xuống). Đời Tống ban đầu lấy các quan triều đình đưa đi làm Tri huyện nhưng sau bỏ lệnh chỉ còn tên còn tên gọi Tri huyện.

- Úy Huyện Xích, Tòng bát phẩm, Huyện Kỳ Chánh cửu phẩm các loại Huyện khác là Tòng cửu phẩm.

Quan chế thời Nguyên

QUAN CHẾ TRUNG ƯƠNG

1, Tam công

- Thái sư (Chánh nhất phẩm)

- Thái phó (Chánh nhất phẩm)

- Thái bảo (Chánh nhất phẩm)

2, Trung thư sảnh

- Trung thư lệnh: đời Nguyên lấy Hoàng Thái tử giữ chức chức Trung thư lệnh, địa vị của chức này đặc biệt cao

- Hữu thừa tướng; Tả thừa tướng Chánh nhất phẩm. Đời Nguyên đặt chức Hữu ở vị trí cao hơn chức Tả, đây là điểm khác với nhiều triều đại khác. Hữu thừa tưóng[b] ( 1 người);[b] Tả thừa tướng (1 người)

- Bình chương chính sự (4 người, tòng nhất phẩm)

- Tả thừa (1 người); Hữu thừa (1 người).

- Tham tri chính sự (2 người, Tòng nhị phẩm)

- Tham nghị trung thư sảnh sự (4 người, Chánh tứ phẩm)

- Tả ty lang trung; Hữu ty lang trung - mỗi chức hai người, Chánh ngũ phẩm.

3, Lục bộ (sáu bộ)

- Thượng thư ( mỗi bộ 3 người, Chánh tam phẩm)

- Thị lang (mỗi bộ 2 người, đều Chánh tứ phẩm)

- Lang trung (mỗi bộ 2 người, Tòng ngũ phẩm)

- Viên ngoại lang (mỗi đơn vị 2 người, Tòng lục phẩm)

4, Khu mật viện (Viện khu mật)

- Khu mật sứ

- Khu mật phó sứ: Tòng nhị phẩm

- Khu mật viện phán: Chánh lục phẩm

- Tri khu mật viện sự: Tòng nhất phẩm

- Đồng tri khu mật viện sự: Chánh nhị phẩm

Đời Nguyên, chức Khu mật sứ là hư hàm do Hoàng Thái tử kiêm lãnh. Khi nào có hoạt động quân sự quy mô lớn thì đặt ra "Hành khu mật viện", xong việc thì bỏ.

5, Ngự sử đài (Nội đài)

- Ngự sử đại phu Tòng nhất phẩm

- Ngự sử trung thừa: Chánh nhị phẩm

- Thị ngự sử: Tòng nhị phẩm

- Trị thư thị ngự sử: Tòng nhị phẩm

Triều Nguyên còn đặt một số đơn vị: "Giang Nam chư đạo hành ngự sử đài"; "Thiểm Tây chư đạo hành ngự sử đài"; gọi là "Ngoại đài", phẩm trật tương đương nhau với 1 bậc.

6, Tuyên chính viện:

- Tuyên chính viện sứ Tòng nhất phẩm

- Đồng tri Chánh nhị phẩm

- Phó sứ: Tòng nhị phẩm

6, Tuyên huy viện:

- Tuyên huy viện sứ Tòng nhất phẩm

- Đồng tri Chánh nhị phẩm

- Phó sứ: Tòng nhị phẩm

8, Thái thường lễ viện:

- Thái thường lễ viện sứ Tòng nhất phẩm

- Đồng tri Chánh nhị phẩm

8, Tướng tác viện:

- Tướng tác viện sứ Tòng nhất phẩm

- Đồng tri Chánh nhị phẩm

8, Thông chính viện:

- Thông chính viện sứ Tòng nhất phẩm

- Đồng tri Chánh nhị phẩm

Các cơ quan khác như Viện Hàn lâm, Viện Tập hiền; đặt theo như thể lệ các triều trước mà không có định rõ thành lệ riêng.

QUAN CHẾ ĐỊA PHƯƠNG

1, Hành trung thư tỉnh:

Đời Nguyên chia toàn quốc ra làm 11 Hành trung thư tỉnh, Chế độ "Hành tỉnh" (hay Hàng tỉnh) bắt đầu có từ đó. Dưới "Hành tỉnh" có Phủ, Lộ lệ thuộc.

- Thừa tướng: Tòng nhất phẩm

- Bình chương: Tòng nhất phẩm

- Hữu thừa; Tả thừa: Chánh nhị phẩm

- Tham tri chính sự: Tòng nhị phẩm

- Lang Trung Tòng ngũ phẩm

- Viên ngoại lang: Tòng lục phẩm

- Đô sự Tòng thất phẩm

2, Tuyên úy ty: (Ty tuyên úy)

- Đồng tri: Tòng tam phẩm

- Đồng tri: Chánh tứ phẩm

- Phó sứ: Chánh tứ phẩm

- Kinh lịch: Tòng lục phẩm

- Đô sự: Tòng thất phẩm

3, Lộ

- Vạn hộ phủ: (đơn vị hành chính)

+ Đạt lỗ hoa xích: Chánh tam phẩm

+ Vạn hộ: Chánh tam phẩm

+ Phó vạn hộ: Tòng tam phẩm

- Tổng đốc phủ (Phủ tổng đốc)

+ Đạt lỗ hoa xích: Chánh tam phẩm

+ Tổng quản Chánh tam phẩm chức Đạt lỗ hoa xích lấy người Mông bổ nhiệm.

4, Tán phủ (Phủ Tán)

- Đạt lỗ hoa xích: Chánh tứ phẩm

- Tri phủ (hoặc Phủ doãn): Chánh tứ phẩm

5, Châu

- Đạt lỗ hoa xích: Tòng tứ phẩm

- Tri châu: ( hoặc Châu doãn): Tòng tứ phẩm

- Đồng tri: Chánh lục phẩm

- Phán quan: Chánh thất phẩm

6, Huyện

- Đạt lỗ hoa xích: Tòng lục phẩm

- Tri huyện (hoặc Huyện doãn) Tòng lục phẩm

- Huyện thừa: Chánh bát phẩm

- Chủ bạ: Chánh cửu phẩm

- Úy: Chánh bát phẩm

- Điển sử: không và hàng phẩm hàm

Quan chế thời Minh

QUAN CHẾ TRUNG ƯƠNG

1, Tam công

- Thái sư; Thái phó; Thái bảo: Chánh nhất phẩm

2, Tam cô

- Thiếu sư; Thiếu phó; Thiếu bảo: Tòng nhất phẩm

3, Nội các

- Đại học sĩ: Chánh ngũ phẩm

Hồng Vũ năm thứ 13 (1380), bỏ Trung thư sảnh. Năm thứ 15 (1382), đặt ra Đại học sĩ. Từ đời Nhân Tông trở về sau, những chức vị này dần dần được tôn sùng. Đời Tống Thế Tông định làm Tứ điện (gồm Trung cực điện; Kiến cực điện; Văn hoa điện; Vũ anh điện), Nhị các (gồm: Văn uyên các; Đông các). Tứ điện Nhị các còn gọi là Tứ điện đại học sĩ Nhị các đại học sĩ. Đó là cách thức tổ chức Đại học sĩ

4, Lục bộ

-Thượng thư: (mỗi bộ một người, Chánh nhị phẩm)

- Tả thị lang; Hữu thị lang: (Mỗi bộ 1 người, Chánh tam phẩm)

- Các ty lang trung: (Mỗ bộ 1 người, Chánh ngũ phẩm)

- Các ty viên ngoại lang: (mỗi ty 1 người, Tòng ngũ phẩm)

- Chủ sự: (mỗi nơi một người, Chánh lục phẩm

Thời Minh sáu bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Bình, Hình, Công. Sáu bộ đó ngoài bộ Hộ và bộ Binh mỗi bộ có 13 Ty ngoại, còn lại 4 bộ mỗi bộ chỉ có 4 Ty ngoại. Cả 6 bộ cộng lại có 42 ty.

5, Viện đô sát

-Tả đô ngự sử; Hữu đô ngự sử: Chánh nhị phẩm

- Tả phó đô ngự sử; Hữu phó đô ngự sử: Chánh tam phẩm

- Thả thiêm đô ngự sử; Hữu thiêm đô ngự sử (Chánh tứ phẩm); Tam thập đạo giám sát ngự sử (cuối đời Minh tăng lên 15 đạo giám sát ngự sử): Chánh thất phẩm.

Các quan viên của Viện Đô sát cộng cả thảy 110 người. Các đạo giám sát ngự sử, Tuần án bản đạo, sử gọi là "tuần án". Viện Đô sát là sản phẩm riêng bắt đầu được đặt vào đời Minh, so với chế độ tổ chức Ngự sử đài của các đời trước khác nhau nhiều.

6, Các quan viên triều đình đặc phái

- Tổng đốc

- Tổng lý

- Tuần phủ

Các chức Tổng đốc; Tổng lý; Tuần phủ thời Minh nhân việc mà đặt ra, không phải chức quan cố định thường xuyên, triều đình lấy các đại thần mà trao các việc này. Từ giữa đời Minh về sau Tuần phủ dần trở thành Hành sảnh, trên thực tế đây là chức trưởng quan, cùng với chức Tuần án của Viện Đô sát thành một hệ thống, gọi gộp là"Nhị đài"

7, Viện Hàn lâm

- Học sĩ: (1 người Chánh ngũ phẩm..)

- Thị độc học sĩ: (2 người, Tòng ngũ phẩm)

- Thị giảng học sĩ: (2 người, Tòng ngũ phẩm)

- Thị độc: (2 người, Chánh lục phẩm)

- Thị giảng: (2 người, Chánh lục phẩm)

- Tu soạn (sử quan): (Tòng lục phẩm)

-Biên tu (sử quan): (Chánh lục phẩm).

- Kiểm khảo (sử quan): (Tòng thất phẩm)

- Đãi chiếu: Tòng cửu phẩm

Các quan Viện Hàn lâm tham gia vào các công việc của thành viên Nội các, gọi là Đại học sĩ. Chế độ này, đời Thanh chỉ người có nguồn gốc từ Hàn lâm xuất thân mới được tham dự Nội các (nhập các). Không chỉ có Nội các mà ngay cả trưởng quan của 6 bộ cũng có định lệ, chỉ lấy quan Viện Hàn lâm sung vào. Viện Hàn lâm thời Minh bao gồm cả các chức Bí thư giám; Sử quán; Trứ tác cục; Khởi cư lang; Xá nhân; ở các triều trước.

8, Quốc Tử Giám

- Tế tửu: (1 người, Tòng tứ phẩm)

- Tư nghiệp: (1 người, Chánh lục phẩm)

- Ngũ kinh bác sĩ: (5 người, Tòng bát phẩm)

- Trợ giáo: (15 người, Tòng bát phẩm)

- Học chính: (10 người, Chánh cửu phẩm).

Quốc Tử Giám nắm giữ công việc giáo dục cấp Quốc học nó gần gũi với Viện Hàn Lâm. Các Bác sĩ chia nhau chuyên sâu từng kinh mà giảng thụ, chia ra các môn gọi là: Suất tính, Tu đạo; Thành Tâm; Chính nghĩa; Sùng chí; Quảng nghiệp, sáu đơn vị giảng dạy trong Quốc Tử Giám đó gọi là "Lục đường". Đây là sản phẩm riêng của triều Minh.

9, Lục khoa (Sáu khoa)

- Đô cấp sự trung: (mỗi khoa một người, Chánh thất phẩm)

- Tả cấp sự trung; Hữu cấp sự trung: (Tòng thất phẩm)

- Cấp sự trung: (Tòng thất phẩm)

Lục khoa (sáu khoa) là Lại, Hộ, Lễ, Bình, Hình, Công. Công việc của các quan ở khoa là tra xét công việc các quan ở Bộ tương ứng.

QUAN CHẾ ĐỊA PHƯƠNG

1, Hàng tỉnh tam ty (Ba ty cấp tỉnh)

-Bố chánh sứ ty

+ Tả bố chánh sữ; Hữu bố chánh sứ: Tòng nhị phẩm

+ Tả tham chính; Hữu tham chính: Tòng tam phẩm

+ Tả tham nghị; Hữu tham nghị: tòng tứ phẩm

Bố chánh sứ ty (ty Bố chánh sứ) là cơ cấu cao nhất hàng tỉnh, Bố chánh sứ là trưởng quan cao nhất một hàng tỉnh. Tham chính Tham nghị phân chia nhau các việc ở ty, gọi là "phân thù đạo"

-Đề hình án sát sứ ty:

+ Án sát sứ: Chánh tam phẩm

+ Phó sứ: Chánh tứ phẩm

+ Thiêm sự: Chánh ngũ phẩm

"Đề hình án sát sứ ty" nắm giữ công việc hình ngục của một tỉnh, cùng Bố chánh sứ ty Đô chỉ huy sứ ty phụ trách quân sự hợp thành Tam ty của một tỉnh. Án sát phó sứ Thiêm sự phân chia các công việc của ty gọi là "phân tuần đạo".

- Đô chỉ huy sứ ty:

+ Đô chỉ huy sứ: Chánh nhị phẩm

+ Đô chỉ huy đồng tri: Tòng nhị phẩm

+ Đô chỉ huy thiêm sự: Chánh tam phẩm.

Đời Minh toàn quốc đặt ra 16 vùng đất Liêu Đông, Đại Ninh, Vạn Toàn cũng đặt ra Đô ty

2, Phủ

+ Tri phủ: Chánh tứ phẩm

+ Đồng tri: Chánh ngũ phẩm

+ Thông phán: Chánh lục phẩm

+ Suy quan: Chánh thất phẩm

Đời Minh đổi đơn vị hành chính Lộ thành Phủ, phủ chia ra làm 3 hạng, thượng, trung, hạ.

3, Châu

- Tri châu: Tòng ngũ phẩm

- Đồng tri: Tòng lục phẩm

- Phán quan: Tòng thất phẩm

- Lại mục: Tòng cửu phẩm

Đơn vị hành chính Châu đời Minh chia làm 2 loại: thứ nhất là Thuộc châu (tức Tán Châu), thuộc vào Phủ, địa vị của nó tương đương với Huyện, nhưng dưới nó cũng nhiều Huyện trực thuộc, thứ hai là Trực lệ Châu, địa vị của nó tương đương với Phủ, trực thuộc vào Bố chánh sứ ty.

4, Huyện

- Tri huyện: Chánh thất phẩm

- Huyện thừa: Chánh bát phẩm

- Chủ tọa: Chánh cửu phẩm

- Điển sử (Chưa được đứng vào hàng có phẩm cấp)

Thời Minh đơn vị hành chính huyện chia ra làm ba hạng: Thượng; Trung; Hạ. Các chức Điển sử; Điển văn tùy nghi mà ra vào trong hàm cấp, nếu như trong huyện không có Huyện thừa; Chủ Bạ thì lấy Điển sử[/b] cho kiêm.

5, Vệ

- Chỉ huy sứ: Chánh tam phẩm

- Chỉ huy đồng tri: Tòng tam phẩm

- Chỉ huy thiêm sự: Chánh tứ phẩm

Thời Minh các địa phương toàn Trung Quốc đều có đặt Vệ, phụ thuộc vào Đô chỉ huy sứ ty của các tỉnh.

6, Thiên hộ sở

- Chánh thiên hộ: Chánh ngũ phẩm

- Phó thiên hộ: Tòng ngũ phẩm

Thiên hộ sở đặt dưới quyền của Vệ.

Thông tin lấy từ trang web.  ACCVN.NET

Người đăng: huythuan