Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 48
Truy cập hôm nay: 790
Lượt truy cập: 10,291,832
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Họ Vũ: dòng họ của một kho tàng giai thoại

HỌ VŨ: DÒNG HỌ CỦA MỘT KHO TÀNG GIAI THOẠI

G.S Vũ Ngọc Khánh

Đất nước ta rất dồi dào giai thoại. Giai thoại thường được hiểu là những câu chuyện vặt, chuyện vui về các nhân vật, các sự kiện, thường chỉ được lưu truyền với mục đích giải trí. Đa số giai thoại đều ngắn gọn và thường không được trọng thị lắm. Một vài nước trên thế giới(như ở Mỹ) đã cho là không đáng quan tâm. Nhưng ở Việt Nam lại có ý kiến về mặt lý luận, nâng giai thoại lên thành một thể loại văn học hẳn hoi, đáng được xem ngang với các thể loại văn học khác như  ca dao, cổ tích. Đã có cả một công trình hàng ngàn trang về kho tàng giai thoại Việt Nam, và đặt vấn đề nghiên cứu thi pháp giai thoại. Chúng ta sẽ có dịp đi sâu hơn về vấn đề này, nhưng điểm lại chung toàn bộ kho tàng để đối chiếu với từng lĩnh vực nhất định, thì có thể thấy trong từng ngành, từng mặt, từng lĩnh vực xã hội, giai thoại quả thực phong phú vô cùng. Trừ những giai thoại lịch sử, giai thoại văn chương, còn có những giai thoại mà ngành lý luận gọi thành tên là giai thoại folklore: ngành y, ngành giáo, ngành sân khấu, cùng với nhiều nghề nghiệp khác. Đi sâu vào các dòng họ, ta có thấy hầu hết các dòng họ đều được tôn vinh bằng những giai thoại folklore. Dân ta thường có câu tục ngữ: họ Đinh đánh giặc, họ Đặng làm quan… hay câu ca dao: Bao giờ ngàn Hống hết cây, Sông Lam hết nước, họ này hết quan v..v.. Tất cả đều khẳng định rằng dòng họ ở nước ta đã đi vào văn hoá dân gian, đã làm giàu thêm cho kho tàng giai thoại folklore những tài sản văn hoá quý giá.

Trong phạm vi đề tài như vậy, một vấn đề có thể nhìn nhận lại, là hình như trong bao nhiêu dòng họ trong cả nước, suốt đời xưa đến nay, đã có một dòng họ rất dồi dào về giai thoại folklore, dồi dào có thể đến mức gây sự ngạc nhiên cho những ai quan tâm nghiên cứu và cũng để cho những con cháu trong họ, có được thêm lòng tự hào với dòng họ của mình, tự hào một cách chính đáng: rất chủ quan, mà cũng rất khách quan, chứ không phải vì tư tưởng hẹp hòi, thiên lệch. Đó là dòng họ Vũ. Và vấn đề đáng quan tâm là: Họ Vũ thực sự có cả một kho tàng giai thoại đáng xem là độc đáo.

Nói là độc đáo, vì thực ra, đối với lịch sử Việt Nam, họ Vũ cũng thuộc loại “ bình thường bách tính gia” như hàng trăm dòng họ khác. HọVũ không phải là một hoàng tộc, không có công lao khai quốc như các họ Đinh, Lê, Lý, Trần, Trịnh, Nguyễn… và cũng không có những tên tuổi lẫy lừng vượt hẳn lên ở từng lĩnh vực. Tìm một Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Lê Hữu Trác ở họ Vũ trong các thế kỷ xa xưa thì không thấy, nhưng lại dễ thấy một số hiện tượng diệu kỳ, mà đặt biệt đó lại là những hiện tượng mang màu sắc giai thoại. Chuyện giai thoại ở các dòng họ là rất phổ biến và cũng không kém phần dồi dào, nhưng tập trung để thành hệ thống như ở đây, thì  qủa thực họ Vũ đã được giành cho những dấu ấn riêng.

Xin nói thêm một điều, cũng có ý nghĩa là một vấn đề giới thuyết. Ta nói có giai thoại họ Vũ là chỉ vào họ Vũ ở khắp mọi nơi, mọi thời, trong nước ta, chứ không chỉ vào một chi họ Vũ ở nơi nào đấy, vốn từ một gốc mà ra. Đi vào lĩnh vực này, là thuộc phạm vi nghiên cứu gia phả. Tất nhiên, có khá nhiều câu chuyện về người này người khác đã được qui về với đức tổ Vũ Hồn ở Hải Dương, nếu biết được thì ta phải nói đến. Nhưng còn bao nhiêu chi họ Vũ khác, chưa xác định rõ được lai lịch, nếu có giai thoại thì ta vẫn cứ đề cập đến, chỉ vì một lẽ rõ ràng đó là chuyện của những người mang họ Vũ. Đúng chi, đúng hệ là tốt, nhưng đã là họ Vũ, thì ta cứ nhắc đến để cùng xem xét.

Còn một điều nữa. Thường khi nói đến chuyện dòng họ của mình, tất cả mọi người đều phải nhất trí về khuynh hướng tôn vinh, để tránh né những điều không tiện nói. Con người ta ai chẳng có cái hay cái dở, dòng họ cũng có người đi đúng đường, đi lạc đường, nên các gia đình ta mới phải đặt ra vấn đề gia pháp. Giai thoại khi viết về lịch sử các dòng họ, ta thường hay  bỏ qua, hoặc nói một cách khác đi, nhẹ đi những vấn đề này. Thí dụ thời nhà LÝ có một vị quan họ Vũ, có sai lầm nào đó, bị trê trách kịch liệt, lời mắng mỏ được ghi hẳn vào sử sách hẳn hoi. Nhưng sau này nhắc đến, nhiều người bỏ qua, xem như chuyện không có. Chúng tôi không theo cách ấy. Sự thực lịch sử như thế nào, thì cứ việc kể ra, dù đó là chuyện người thân của mình. Có điều xin được chú ý: chúng ta đương nói về giai thoại, thức là nói đến những câu chuyện hay, chuyện đẹp (theo đúng từ của nó). Chuyện không hay thì không gọi là giai được, Đã hay thì có thể là đúng, sai, vui, buồn, thật, giả, chúng ta sẽ đứng trong phạm vi ấy mà bàn, mà kể, một cách khách quan chứ không thiên lệch. Khi kể, cố nhiên phải có phần đối chiếu, không phải để so sánh dòng họ này hơn kém với dòng họ khác, so sánh người này với người kia, mà chỉ để làm nổi rõ nét riêng tư mà thôi.

Kho tàng giai thoại Việt Nam, nổi lên một hiện tượng có thể nói là độc đáo, đó là chuyện Trạng. Chuyện Trạng rất vui, rất có ý vị xã hội, văn chương và cả triết học nữa. Những vị Trạng nguyên trong dòng khoa bản chính qui có nhiều, và quanh các ông đều có nhiều giai thoại hay. Chuyện Trạng dân gian(trong giai thoại) còn hấp dẫn hơn. Ta có nhiều Trạng dân gian lắm, nhưng thường thường thì chỉ mỗi họ có được một ông Trạng dân gian thôi. Họ Nguyễn có một Trạng Quỳnh, họ Dương có một Trạng Lợn, họ Khiếu có một Trạng Khiếu. Không biết vì sao mà giai thoại lại dành cho họ Vũ một loạt những Trạng ăn, Trạng cờ, Trạng vật, Trạng Toán, lại có cả Trạng Chạy nữa! Những tài năng đa dạng này trong nước ta hàng mấy trăm năm này có nhiều, nhưng giai thoại lại chỉ muốn thấy ở họ Vũ những người tiêu biểu ? Tại sao thế?

Dưới chế độ phong kiến, những thành tích về học hành, đỗ đạt là rất nhiều. Nhiều địa phương đã cho đây là một sự tự hào lớn lao (mà cũng là chính đáng ).Có những vùng” có hàng đống ông Nghè, hàng bè ông Cống” hoặc những họ như” họ Ngô một bồ Tiến Sĩ”v..v..Nhưng nhiều lắm thì mỗi tỉnh, huyện cũng chỉ một hai tiến sĩ ở từng làng, mỗi họ có độ mươi người đỗ đạt, cũng đã rực rỡ lắm rồi. Nhưng tại sao cái nòi khoa danh này lại như chỉ  giành riêng cho một làng, cho một họ. Có hẳn một làng có đến 36 ông Tiến Sĩ đều là họ Vũ, chắc chắn đây phải là một hiện tượng vô song trong thời đại trước. Tại sao như thế?

Tôi cũng đã thử tẩn mẩn điểm lại các vị trạng nguyên chính thức trong lịch sử khoa cử nước ta. Cuốn sách kho tàng về các ông Trạng Việt Nam (VHTT 1995) ghi được 47 vị (trang 66, có nhiều tên tuổi chưa phát hiện được). Trong số này, tôi thấy các họ: Trương, Bạch, Đào, Lương, Nghiêm, Ngô, Giáp, Dương, Trịnh, Đặng, Lưu, mỗi họ có một trạng nguyên. Họ Đỗ, họ Hoàng mỗi họ có 2 người. Họ Lê, họ Phạm mỗi họ 3 người. Chỉ riêng họ Nguyễn có người họ Trần và Vũ mỗi họ có 5 người. Những con số này cũng đáng được quan tâm đấy chứ.

Chuyện giai thoại thì tất nhiên đáng chú ý là ở những sự kiện và nhân vật đặc biệt. Tất nhiên là mỗi người một vẽ nhưng tại sao trong số những người họ Vũ lại thấy nẩy sinh ra những hiện tượng không có trường hợp thứ hai trong văn hoá nước nhà?

+ Có người được xem như ông Tổ địa lý phong thuỷ ở Việt Nam, như ông Vũ Đức Huyền không thấy họ nào có người tiêu biểu, trừ họ Vũ. Mà những giai thoại  của Tả Ao thì ngay đến bây giờ vẫn được lưu truyền, thậm chí là được tin tưởng, vì đâu có phải là chuyện mê tín huyền hoặc, màchỉ là những bài học nhân sinh!

+ Có người có lẽ phải điểm danh trong hàng ngũ các mỹ thuật gia, kiến trúc sư, từ thế kỷ 19 về trước mà không thấy sử sách chép đến người nào chỉ họ Vũ mới có. Dù cái cửu trùng đài bị phá đi, nhưng cái tên Vũ Như Tô thì còn mãi, và cũng lại thành giai thoại.

+ Các nhà sư đạo hạnh cao, cuộc đời bình sinh rất đẹp, sử sách đều ghi nhận. Các vị đều mất cả rồi. Nhưng tại sao ở nước ta chỉ có hai nhà sư họ Vũ đắc đạo và để lại ở chùa Đậu hai pho toàn thân xá lợi, cách đây ba trăm năm, mà những bí ẩn chúng ta vẫn chưa tìm ra được?

Những mẫu chuyện giai thoại khác trong kho tàng giai thoại folklore Việt Nam rất nhiều, có thể xếp theo các thành phần của từng loại nhân vật mà nghiên cứu. Ở từng thành phần như thế, họ Vũ vẫn có người tiêu biểu và đều có những cái riêng, phân biệt được với nhiều mẫu người khác. Có thể kể qua:

+ Lớp thiếu niên dĩnh ngộ: Ta đã biết những chuyện thiếu thời của Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn. Nhưng câu chuyện đối đáp với người chủ nợ để được thưởng tài (và xoá nợ ) của Trạng nguyên Vũ Duệ thì vẫn phải xem là hiếm có.

+ Những tấm gương phụ nữ trung trinh, hiếu hạnh, có nhiều. Nhưng cái gương “ chứng tỏ có đôi vừng nhật nguyệt” của bà Vũ Thị Thiết thì phải nói không có trường hợp  nào cảm động hơn. Giai thoại này đã được ông vua thi sĩ chép thành thơ và cũng thành một bài thơ xuất sắc. Ta cũng thường nhắc nhau trong giáo dục gia đình rằng: phụ nữ là người quan trọng nhất : “ phúc đức tại mẫu là lời thế gian”. Nhưng tìm cho ra một dẫn chứng tiêu biểu thì quả là rất khó, vì những bà mẹ này rất nhiều. May mắn họ Vũ đã cho lịch sử Việt Nam một dẫn chứng là bà Vũ Thị Thứ. Các sách Đăng khoa lục đều chép chuyện bà, và gần đây cuốn Tiên học lễ (Nxb Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1994 đã tái bản lần thứ năm) cũng có nói đến. Nhà nghèo, chồng chết sớm, không biết đã bằng tài năng và đức hạnh thế nào mà Vũ Thị Thứ lại nuôi được năm con trai thành đạt: một người làm Tể tướng, một người là quận Công, ba người đỗ Tiến Sĩ.

Trong số những phụ nữ họ Vũ ở thế kỷ 20, còn phải nhắc đến một tên tuổi nữa, tuy lịch sử không dài, nhưng đã thành giai thoại đi vào với thiên nhiên đất nước. Mỗi khi nhắc đến hoa Lê Ki Ma, ta phải nhớ đến người này Võ Thị Sáu là người phụ nữ đầu tiên bị giặc xử tử hình ở Côn Đảo.

+ Cácvị quan, các nhà làm chính sự ở Việt Nam có nhiều và thường để lại những tấm gương đẹp đẽ. Có nhiều, nhưng không phải tấm gương nào cũng được để lại đến đời sau. Người họ Vũ sao lại có cái may mắn để lại rất nhiều cử chỉ đẹp, được nâng lên thành gương sáng. Một vị thanh liêmnhư Vũ Tụ, một vị giữ tiết trẫm mình dưới sông hàng chục năm vẫn ngồi yên dưới đáy nước, như Vũ Duệ, một vị cam chịu liều mình để khỏi dâng biểu lên nước người làm chuyện bất trung (như Vũ Trần Thiệu ), và một loạt những ngự sử ngang tàng (như Vũ Công Đạo thế kỷ 17, Vũ Phạm Khải thế kỷ 19). Vị thủ tướng được vua và dân đều tôn vinh ngay khi đang sống, cũng chẳng được gặp nhiều, nhưng chỉ có cái danh hiệu Tể Tướng Mộ Trạch, giành cho người họ Vũ (Vũ Duy Chí ).

+ Giỏi về văn, còn phải giỏi cả về võ. Lịch sử nước ta ghi được nhiều võ tướng anh hùng vô địch. Người họ Vũ tất nhiên cũng có nhiều vị tướng lĩnh, song phải chờ đến thế kỷ 18 mới thấy có một số người để lại tên tuổi, mà lại là tên tuổi của cả một dòng họ. Thạch Hà thế tướng là tiếng tôn họ Vũ ở huyện này: ông Võ Tá Sắt đã có một cử chỉ sánh với Hạ Đầu Đôn thời Tam Quốc bên Tàu. Rồi sang thế kỷ 20, họ Vũ có người làm tướng của cả hai nước (Vũ Nguyên Bác ). Đó là hiện tượng chưa thấy có trong lịch sử trước đây. Xin được đi vượt ra ngoài phạm vi nghiên cứu một chút để nói về một trường hợp đương thời (tôi vẫn giữ nguyên tắc là chưa vội bàn đến những người đang sống đúng theo cách nói “cái quan luận định “). Đọc chuyện Tam Quốc, tôi thấy người ta trầm trồ về chuyện “ở Giang Khẩu, thư sinh cất làm đại tướng “ . Đó là một giai thoại hào hùng. Tôi thấy chỉ có cụ Hồ Chí Minh làm được việc này. Cụ đã đem một thầy giáo trường tư lên làm đại tướng, mà đại tướng ấy thắng được cả Pháp, cả Mỹ. Đại tướng ấy cũng là người họ Vũ.

+ Nói đến giai thoại, khuynh hứơng chung thường xui khiến chúng ta nghĩ đến những giai thoại văn chương, khoa cử. Tất nhiên là người họ Vũ cũng có truyền thống về mặt nầy. Nhìn về quá khứ, ai cũng nhớ đến Vũ Quỳnh, với khả năng về văn hoá dân gian, về lịch sử, về thơ ca.Oâng đã được tôn là ngôi sao Bắc đẩu trong làng học vấn. Thời nhà Nguyễn, đất nước trầm trồ về một giai thoại: có ông tiến sĩ khi vinh qui có đến 7 lá cờ vua ban, mỗi lá cờ là tiêu biểu cho một nét đẹp của ghi đình và của năng lực. Oâng nghè ấy cũng trở thành một thầy giáo đạo cao đức trọng, đứng đầu học giới Thăng Long(Vũ Tông Phan ).Với văn chương hiện đại, cả trước và sau 1945, đều có điều là lạ vẫn thâùy những người họ ïVũ thành những lá cờ- nói theo cách nói của Hồ Chí Minh là “dù to, dù nhỏ.. cũng không sao thiếu được”. Vũ Trọng Phụng phải được xem là tác giả lỗi lạc của văn chương hiện thực. Vũ Hoàng Chương có vị trí riêng trong làng thơ. Vũ Ngọc Phan buộc người ta phải nhớ đến các thể loại phê bình và văn học dân gian. Công lao của họ được khẳng định đã đành, mà cuộc đời văn nghiệp, cuộc sống bình sinh của họ( cùng với nhiều người họ Vũ khác ) cũng rất nhiều giai thoại.

Tất cả những người họ Vũ có đóng góp cho kho tàng giai thoại trên đây, nhiều người tin rằng đã cùng chung một đức tổ là Vũ Hồn ở lành Mộ Trạch. Nhiều chi họ đang truy tìm ghi phả, dù chưa biết được chính xác nguồn gốc, lai lịch, nhưng cũng đều hướng về ĐứcTổ thành kính, thân yêu. Có một điều cũng đáng lưu tâm là cuộc đời của Đức Tổ lại cũng dồi dào giai thoại. Chuyện người đỗ Tiến sĩ,làm quan kinh lược,phải chạy về Trung Quốc, rồi trở về Việt Nam đều có những chi tiết chờ đợi xác minh, nhưng cũng đều hấp dẫn. Câu chuyện ông thầy địa lý, tình cờ hay cố ý để vợ mới cưới cho cậu học trò, rồi lại rộng lượng cho họ đoàn tụ, chỉ xin chia cho mình một trong hai đứa con, thật là lạ lùng, mà cũng thật dồi dào tình nghĩa.Chuyện thật, hay chỉ la hư cấu mà thôi ? Nhưng rõ ràng là tính chất giai thoại ở đây rất rõ. Từ một đức Thuỷ Tổ rất “ giai thoại” như thế, đến cả một kho tàng giai thoại cho họ Vũ… phải chăng cũng là một điều hợp lý để chúng ta không phải thắcmắc,nghi ngờ.

V.N.K

Người đăng: admin