Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 73
Truy cập hôm nay: 118
Lượt truy cập: 10,334,296
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
Những ông Trạng Việt Nam

Những ông Trạng Việt Nam

 Giáo Sư Vũ Ngọc Khánh

Học vị Trạng nguyên là học vị cao nhất, giành cho người đỗ đầu khoa thi Đình.

Người đi học trước đây phải qua ba kỳ thi lớn (không kể những cuộc sát hạch) gồm có:

Thi Hương:

Là thi ở các trấn, các tỉnh. KHông phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Người ta chia ra làm nhiều vùng, gọi là các trường. Ba bốn (hoặc nhiều hơn) trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định, trường Hà là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v... Tùy theo qui định của các triều ddia.i, các trường thi gồm các kỳ: đệ nhất, đê. nhị, đệ tam, đệ tứ. Đỗ được tất cả các kỳ thi là đỗ thi Hương.

Những người đỗ thi Hương đạt học vị Cử nhân và Tú tài (xưa gọi là Hương cống, Sinh đồ ). Số thí sinh kể có hàng nghìn, nhưng số lấy đỗ chỉ có 72 tú tài và 32 Cử nhân. Những người đỗ Cử nhân sẽ được bổ dụng ra làm quan, đầu tiên có thể được làm việc ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn. Những người đỗ Tú tài thì chưa được sử dụng đến, dó đó mà có nhiều người loay hoay thi cử nhiều lần để cố đạt cho được học vị Cử nhân. Lần thứ nhất đỗ gọi là ông Tú, lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài thì gọi là ông Kép, lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là ông Mền (có nơi gọi ngược lại) v.v... cũng vẫn chưa được nhận chức vụ gì cả (trừ một vài trường hợp được tiến cử hay được nhà vua biết đến, nhưng cũng chỉ tuyển dụng vào các cơ quan chuyên môn chứ không vào chính ngạch quan cai trị ).

2. Thi Hội

Kỳ thi Hội là kỳ thi ở cấp nhà nước. Số lượng thi Hội cũng rất đông, tất cả những người đã đỗ Cử nhân đều được dự thị Có người đã ra làm quan cũng được thi để giành học vị cao và được bổ dụng cao hơn. Những người đỗ thi Hội đều vào thi một kỳ thi cuối cùng rồi mới chính thức nhận học vị. Kỳ thi ấy gọi là Thi Đình.

3. Thi Đình

Gọi là thi Đình, có nghĩa là thi ở sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè. Nhà vua trực tiếp ra đầu đề, và sao khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài, cân nhắc điểm sổ, chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Có ba loại học vị trong kết quả thi Đình, được xếp vào ba cái bảng gọi là giáp: (chữ khoa giáp hay khoa bảng từ đây mà ra).

a. Đệ I giáp: Những người giỏi 1 được ghi tên vào bảng này, gọi là các ông Tiến sĩ cập đệ. Bảng này chỉ lấy có 3 người đệ nhất giáp: đệ nhất danh, đệ nhị danh và đệ tam danh.

b. Đệ II giáp: Những người được ghi tên vào bảng này gọi là các ông Tiến sĩ xuất thân. Còn một tên gọi khác để chỉ các ông này, gọi là hoàng giáp. Vậy những người đỗ hoàng giáp, tức là đỗ Tiến sĩ xuất thân, được ghi tên vào bảng thứ 2: đệ nhị giáp.

c. Đệ III giáp: Trừ những người đỗ I giáp, nhị giáp ra, còn những người xuất sắc khác đều ghi tên vào bảng này, gọi là bảng đệ tam giác. Học vị của họ là đồng Tiến sĩ xuất thân (hoặc chỉ gọi gọn là đồng Tiến sĩ ) Tiếng thông thường gọi vị này hay vị kia là đỗ tam giáp, có nghĩa là đỗ đồng Tiến sĩ.

Ở triều Nguyễn, còn có thêm học vì phó bảng, để ghi tên những người, thực ra học lực cũng xứng đáng là Tiến sĩ, nhưng vì có một thiếu sót đó nên không được ghi tên vào bảng chính, mà chỉ ở bảng thứ. Tuy vậy, đây vẫn là những người đã đỗ đại khoa, cũng vào hàng ngũ các ông nghè.

-------------------------------------------------------------------------------------

Số lượng người đực ghi tên vào đệ nhất giáp, đọi là đỗ Tiến sĩ cập đệ, chỉ có 3 ngườị Người đứng đầu là Trạng nguyên, người thứ hai là Bảng nhãn, thứ 3 là Thám hoa. Tên gọi ông Trạng, ông Bảng, ông Thám là từ đây mà có.

Đỗ Trạng Nguyên là một vinh dự rất lớn. Các ông nghè, từ đời nhà Lê đã được tôn vinh. Có những lễ xướng danh, lễ vinh qui (vua ban cờ biển cho rước về huyện làng ) và được ghi tên vào bia đá đặc ở Văn Miếụ Đỗ TrTr.ng nguyên, tất nhiên được trọng vọng nữa. Đỗ Tiến sĩ, được bổ dụng đi làm quan, tối thiểu cũng làm quan tri phủ. Trạng nguyên, Bãng nhãn, Thám Hoa thì ở những chức vụ cao hơn.

------------------------------------------------------------------------------------

Ở những kỳ thi Đình, có những năm nhà nước không lấy Trạng nguyên. Đó là vào những trường hợp, khi chấm bài, người ta thấy những người đi thi không đạt được điểm số nhất định. KHông đạt điểm để có học vị Trạng nguyên (TN). nhưng điểm số vẫn cao hơn tất cả những người thi Đình ấy, nên vẫn là đỗ đầu, gọi là Đình nguyên. Người đỗ đầu các kỳ thi Hội (đỗ đầu trong các Cử nhân gọi là Hội nguyên ). Do đó, có người là Bãng nhãn, Tháo hoa hay Tiến sĩ mà số điểm cao nhất trong kỳ thi Đình, thì được gọi là Đình nguyên Bảng nhãn, Đình nguyên Thám Hoa, Đình nguyên Hoàng Giáp, Đình nguyên Tiến sĩ. Họ không phải là TN, nhưng vẫn có vinh dự là người đỗ đầu, là bậc nhất trong tất cả các ông nghè ở kỳ thi đó. Vinh dự của họ cũng lớn và thất ra họ cũng đáng là TN trong kỳ thi không có Trạng. Những người như Lê Quí Đôn, (Đình nguyên Bảng nhãn) hay một số vị Đình nguyên dưới triều Nguyễn (triều này không lấy trạng mà chỉ lấy Bãng nhãn, Thám hoa ), thực chất cũng xứng đáng là TN.

Trong số những người đỗ đầu, có người có học lực rất xuất sắc, ở các kỳ đều đỗ đầu (thi Hương, thi Hội, thi Đình ). Nếu đỗ đầu hay kỳ thi gọi là Song nguyên đỗ đầu 3 kỳ thi gọi là Tam nguyên. Chẳng hạn như ông Vũ Dương (TN 1493) ông Yên Đỗ Nguyễn Khuyến (hoàng giáp 1871) vv.v... đều được gọi là các ông Tam Nguyên.

Trong sách này, chúng tôi ghi thêm danh sách các vị Đình nguyên ấy (cả những người chỉ thấy sử sách nói là đỗ đầu cả nước mà không thấy được nêu học vị là gì ), đễ tỏ niềm trân trọng đối với tài năng và công phu học tập của các vị. Có nhiều giai thoại truyền văn về sự thiệt thòi của những vị này, nên không ghi tên của họ có lẽ là một bất công. (thí dụ như trường hợp ông Vũ Diễm, đình nguyên hoàng giáp (1739). Truyện kể rằng, ông là người rất lỗi lạc, Phương ngôn có câu: bút Cấm Chỉ, sĩ Thiên Lộc, là nói về nho sĩ đất Thiên Lộc có tiết giỏi nhất nước. Vũ Diễm quên ở Thiên Lộc (Nghệ An). NHưng khi ghi tên ông trên danh sách đỗ, đáng lẽ viết: đệ nhất giáp, đệ nhất danh, thì nhà vua lại ghi lầm là đệ nhị giáp, đệ nhất danh,. Vì thế mà ông không được mang danh hiệu Trạng. )

 

GIAI THOẠI VÀ TÁC PHẨM

Một số Trạng Nguyên chính thức và không chính thức

--------

Giai thoại về Lê Văn Thịnh

Trạng Hóa Cọp

Từ cuối thế kỷ XI, nhà Lý đã chú ý đến nho học, cho mở khoa thi đầu tiên (Ất Mão 1075) và chọn được vì TN khai khoa ở nước ta. Đó là TN Lê Văn Thịnh , người vùng kinh Bắc (nay thuộc huyện Gia Lương tỉnh Hà Bắc ).

Trạng nguyên Lê Văn Thịnh nổi tiếng thông minh, đỗ đại khoa xong là có chỉ triều đình vời ra làm quan ngay. Ông đưỢc vào cung dạy Lý Nhân Tông - từ thuở bé, rồi tiếp đó đãm nhiệm các chức trách ở triều đình, dần dần lên đến địa vị Thái sư.

Năm 1084, sau cuộc chiến thắng quân Tống, vua Lý va nguyên soái Lý Thường Kiệt thực hiện chính sách ngoại giao không khéo, xin cùng với Tống giảng hòa sai sứ thông thượng Những việc đầu tiên thảo luận là vấn đề trao trả tù binh, phân chia địa giới, đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã lấn chiếm trước đây. Lê Văn Thịnh - lúc này còn giữ chức lang trung binh bộ, được cử làm trưởng đoàn sang Tống đàm phán. Hội nghị đã họp vào tháng 7 năm Giáp Tý (1081). Phía nhà Tống cử viên sứ giả Thành Trạc đứng đầụ Nội dung cuộc tranh luận là bàn về chương giới thuộc hai châu Quy Hóa và Tuận An, cụ thể là đất Vật dương, Vật ác.

Chính tại cuộc hội nghị này, Lê Văn Thịnh đã nổi bật lên là một nhà ngoại giao kiên quyết lý lẽ vững vàng, thái độ cứng rắn. Lê Văn Thịnh nói rõ hai vùng đất ấy là của nước ta đã bị bọn tù trưởng ở biên giới nhân lúc lộn xộn đem nộp cho nhà Tô"ng để mong tránh nạn binh hỏa nay xin nhà Tống trả lạị Phái đòn Thành Trạch không chịu lận luận rằng:

- Những đất khi giao tranh đã bị chiếm bay giờ đem trả lại thì đúng. Còn những đất mà người địa phương coi giữ đã xin quy phụ về thiên triều, thí không có lý gi phải trả lạị

Lê Văn Thịnh trả lời:

- Đất thì có chủ. Bọn được giao cho coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó là đất ăn trộm. Chủ giao cho mà lại trộm của chủ, là phạm tội không tha thứ được. Kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi bọn chúng lại mang đất trộm đến dâng là làm bẩn sổ sách của thiên triều !

Lời nói khéo léo mà nghiêm khắc của Lê Văn Thịnh đã làm cho bọn sứ thần nhà Tống phải hổ thẹn nhưng chúng vẫn cứ lằng nhằng. Chuộc tranh chấp đất đai này còn kéo dài nhiều năm về sau, có đến sáu lần thảo luận nữa mà không ngã ngũ. Nhưng Lê Văn Thịnh đã được triều đình rất kính phục. Ngay năm sau (1085) ông được thăng vượt cấp cử giữ chức Thái sư, quan đầu triềụ

Nhưng có điều lạ là kết cục hành trạng của vị Thái sư Trạng nguyên này lại là những trang bi kịch. Một việc kỳ quặn đã xảy ra cho đến nay vẫn chưa ai giải thaích được rõ ràng. Vào một ngày nào đó (1) Vua Lý Nhân Tông cùng các triều thần dong thuyền dạo chơi trên Hồ Tay, để hưởng lạc thú cảnh thái bình, sau những ngày chiến tranh chấm dứt. Thuyền ra đến giữa hồ thì sương mu`tỏa xuống che cả đội thuyền ngự, ảo ảo mờ mờ. Đó là hiện tượng thiên nhiên quen thuộc ở hồ Tây. Bỗng ngay giữa thuyền ngự, một con cọp ở đâu xuất hiện, nhảy vào đám đông, các quan và bọn lính ngự lâm thị vệ hoảng hốt dạt ra, cọp lao vào vua Lý Nhân Tông như sắp sửa vồ ăn thịt. Người lái thuyền, một ông chài can đảm và linh hoạt, vội vàng ném vào đầu cọp một cái lưới - tình cờ ông vớ được bên cạnh mình. Lưới lùng nhùng bổ vây lấy cọp, làm cho nó lúng túng không thể thoát ra. Nhà vua và các tụy tùng được hoàn hồn, thì vưa lúc sương mù cũng giảm bớt, trông rõ mặt ngườị Bọn lính xông vào bắt cọp. Nhưng...không phải cọp ! Mà lại là...thái sư Lê Văn Thịnh đang loay hoay trong tấm lướị Lập tức, Lê Văn Thịnh bị trói điều về để triều đình luận tộị Kết luận không ai nói cũng rõ: Lê Văn Thịnh đã bị buộc là dùng phù phép để hóa thành cọp, toan tiết vua cướp ngôị Lẽ ra phải tru di tam tộc, nhưng Lý Nhân Tông nghĩ thương một vị đại thần đã có nhiều công lao trong các việc nội trị ngoại giao, lại là người có học hành uyên bác nên không bắt tội chết. Lê Văn Thịnh bị cách hết chức tước, đẩy vào Thanh Hóa. Ông trú ngụ tại đây và lập cơ ngơi mới ở vùng này. Có tài liệu cho rằng tiến sĩ Lê Quát (đời nhà Trần) là dòng dõi của ông.

Việc Thái sự Trạng nguyên Lê Văn Thịnh hóa hổ đến nay vẫn chưa ai giải thích được cho chính sác. Các nhà nho, các sử thần phong kiến ngày xưa đều kết luận la Lê Văn Thịnh đã có tham vọng cướp ngội tội rất nặng. nHưng người ta vẫn không hiểu sao mà vua Lý lại xử phạt một cách khoan hồng. Một số nhà nghiên cứu đời sau không tin vào chuyện ph` phép đã giải thích hiện tượng này một cách khác nhưng tên tuổi và giai thoại Trạng hóa cọp hay Thái sư hóa cọp thì vẫn tồn tại, lưu truyền cho tới bây giờ../.

(1) Sách Việt sử lược nói là vào tháng 11. Sách Toàn thư nói là vào tháng ba, còn sách Việt Điện U Linh lại chỉ nói vào mùa thụ Cuộc đi chơi này, các tài liều cho biết là Lý Nhân Tông dạo chơi để xem đánh cá.

 

Giai Thoại về Mạc Đĩnh Chi

MỘT CON NGƯỜI LIÊM KHIẾT

Mạc Đĩnh Chi (MĐC) thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõị Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưụ Hôm nhà vua ban cho mũ áo, rất ngạc nhiên thấyMạc Đĩnh Chi chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp, tướng mạo xấu xí. Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. M-ĐC bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú "Ngọc tỉnh liên " (Cây sen trong giếng, ngọc ), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc.

Bài phú được dâng lên vua Anh Tông. Từng câu, từng chữ trong bài phú đã làm cho vua Anh Tông bừng tỉnh và thốt lên: "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo ".

-Mạc Đĩnh Chi là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiện không lấy làm của riêng, giàu sang phú quí đối với ông không có ý nghĩa gì, cho nên được người đời ca tụng.

Một lần, vào năm 1323, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến nói nhỏ:

- Nghe nói các quan và dân chúng đều quenMạc Đĩnh Chi là người liêm khiết, thẳng thắn lắm. Trẫm định thử xem có đúng như thế chăng?

Nói đoạn, vua Minh Tông lấy 10 quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi nghe sát tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu: - Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.

Sáng ấy, Mạc dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ, ông đã tập xong hai bài quyền. Ông vươn người hít thở không khí trong lành của buổi sớm ban maị Xong công việc thường lệ, ông lững thững vào nhà. Vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc:

- Ô kìa ! tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?

Ông nhặt lên đếm, vừa tròn 10 quan. Ông thầm nghĩ: "Quái ! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi? ". Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua:

- Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả mà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất của.

Vua Minh Tông mỉm cười gật đầu:

-Không ai nhận tiền ấy thì người cứ lấy mà dùng...

-Thưa bệ hạ, tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.

- Nhà ngươi yêu tâm, cứ giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.

Mạc Đĩnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn trở về.

CÂU ĐỐI Ở QUAN ẢI

Năm 1308,Mạc Đĩnh Chi nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua.Mạc Đĩnh Chi bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đị Ngẫm nghĩ hồi lâu, viên quan coi ải nói:

- Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không, xin mời ngài quay lạị

Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối:

- Qúa quan trì, quan quan bế, át qúa khách qúa quan.

(Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )

Không cần suy nghĩ lâu,Mạc Đĩnh Chi đối ngay:

Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đốị

(Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước ).

Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đị

 

Giải Oan

Một bổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa, Mạc Đĩnh Chi và mọi người lúc ấy wa một qúan nước ven đường. Mạc cho mọi người nghỉ lạị Chủ qúan là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Cánh đấy không xa có tiếng khơi nước trong xanh. Trên thành giếng có viết 5 chữ: "Ngân bình, kiện thượng tị ". Thấy lạ, Mạc hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể:

- xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông. Gần đây, có một anh học trò muốn ngấp nghé, cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:

- Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa. Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân trông thấy cái ấm tích bằng bạc, mới ra câu đối rằng:

" Ngân bình, kiện thượng tị "

(Bình ngọc, mũi trên vaị Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).

Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ qúa, đành đâu đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ Nhưng xưa nay chưu ai đối được.

Nghe đến đây, Mạc cười:

- Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng ! Thôi để ta đối giùm giản oan ccho hồn kẻ thư sinh.

Mạc Đĩnh Chi bèn đọc:

" Kim tỏa, phúc trung tu"

(Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa ).

Sau đó, Mạc bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa.

Mọi người đều chịu ông đối giỏị

 

Tiếng Sấm Đất

Tin Mạc Đỉnh Chi, sứ giả An Nam rất hay chữ và đối đáp nhanh nhẹn, đã truyền đến triều đình nhà Nguyên. Cả triều đình xôn xao bàn tán, người thì bảo phải chơi cho y một vố thật đau, kẻ thì bảo phải làm cho y bẽ mặt trước công chúng. Cuối cùng, viên Thừa tướng bày mưu:

- Tâu bệ hạ, thần nghĩ ra một kế, mấy hôm nữa khi hắn ta đến, cả triều đình mũ áo cân đai chỉnh tề ra đón, sai hết cả cung phi, thị tì ra để mua một trận cườị

Vua Nguyên sốt ruột hỏi:

- Kế đó ra sao, hãy nói trẫm nghe đi đã.

- Tâu bệ hạ, trước cổng thành, ta cho đào một cái hố tròn, sâu, trên bị da thật căng để làm thành một cái trống đất đặc biệt. Chờ khi hắn đến, sai người gõ thật to, tiếng trống sẽ như tiếng động đất, như vậy, hắn ta và tùy tòng phải khiếp đảm, nhớn nhác, ngựa nghẽO kinh sợ chạy tán loạn.

Vua Nguyên và quần thần hí hửng khen kế đó rất hay. Và trống đất được làm rất khẩn trương.

Đoàn sứ giả đi đã lâu ngày, dầm mưa, dãi gió, gội sương đã nhiềụ Ai nấy đều mệt mỏi rã rời, nước da rám nắng đen sạm. Con ngựa của Mạc Đĩnh Chi cũng kiệt sức lắm rồi, nó bước đi khấp khểnh, quất roi vào mông đen đét nó vẫn cứ ỳ ra. Khi trông thấy thành trì nhà Nguyên sừng sững trước mắt, mọi người vui sướng reo lên, trong người nhẹ hẳn như trút được gánh nặng, nỗi mệt nhọc dần dần tan biến đị Họ hồ hởi bước tới cổng thành, lúc ấy vào buồn chiều tà. Cửa thành cờ xí rợp trời, người đông nghiẹt đứng giạt hai bên. Vua Nguyên mặc áo bào đỏ, ngồi chễm chệ trên đỉnh gác cổng thành.

Mạc Đĩnh Chi và đòn sứ bộ vừa đi tới, thì bỗng tiếng trống đất bụb bục beng, bục bục beng dội vang dưới chân. Ai nấy đều ngơ ngác. Con ngựa củaMạc Đĩnh Chi không biết chạy chỗ nào, sợ qúa ngã qụi xuống đất. CẢ triều đình nhà Nguyên reo hò ầm ĩ. Vua Nguyên khoái chí cười tít cả mắt lại, và đắc chí lắm. Lúc ấy Mạc Đĩnh Chi cũng bối rối, nhưng trấn tĩNh lại đưỢc ngay không thèm đếm xỉa đến vau Nguyên đang ngồi trên cổng thành, cau mặt lại nói:

- Có gì mà các ngài cười? tôi biết lắm, mùa này làm gì có sấm đất. Có tiếng động lạ, tôi cho ngựa qùyxuống lắng tai nghe xem có phải sấm đất chăng?

Từ trên lầu cao vua Nguyên phải gật đầu khen:

- An Nam Trạng Nguyên quả là nhanh chí.

 

Bài Thơ Đề Quạt

Mạc Đĩnh Chi đến kinh đô nhà Nguyên vào cuối mùa hè. Cái nắng ở đây cũng chói chang và oi bức ghê gớm. Ông và sứ Cao Ly (triều Tiên ( cùng ra mắt vua Nguyên vào một buổi chiềụ Chính lúc ấy cũng có một sứ thần Tây Vực ( gồm các nước vùng Tân Cương, Miến Điện ) đến dâng một chiếc quạt lông rất đẹp. Vua Nguyên bảo:

- Nhân có quạt dd.ep, trẫm xin mời hai sứ thần An Nam và Cao Ly mỗi người làm một bài thơ thật hay đề vào quạt !

Mạc Đĩnh Chi lấy ấy còn đang mãi suy nghĩ tứ thơ thì sứ Cao Ly đã cầm bút viết thoăn thoắt. Ông liếc thấy sứ thần Cao Ly viết (tạm dịch )

Nắng nôi oi ả người tự Y, Chu (Y Doãn một tướng giỏi đời nhà Thương, Chu Công, một người hiền ở đời nhà Chu ).

Rét mướt căm căm ngươi là Bá, Thúc (Bá Di, Thúc Tề: hai người con vua Ân, VŨ Vương diệt nhà Ân lập nhà Chụ Hai anh em ở ẩn trên núi, quyết không ăn gạo nhà Chu, hái rau vi ăn, cuối cùng chết đói ).

Thế là nhân ý ấy, ông phát triển thêm thành bài thơ hoàn chỉnh (tạm dịch ):

Lúc trời oi ả như lò lửa

Người tựa Y, Chu bậc cự nho.

Khi mùa đông đến trời băng giá,

Ngươi hệt Di, Tề rét co ro.

Ôi !

úc dùng chuyên tay, khi xếp xó,

Ta với người đều như thế đó.

 

Vua Nguyên xem xong bài thơ, gật đầu khen mãi và phê cho "Lưỡng quốc Trạng nguyên " (Trạng nguyên hai nước ).

Nhưng vua Nguyên nào hiểu được ý thơ của ông. Bài thơ thực chất đầy giọng bất mãn, phản ảnh cảm xúc bực dọc, khó chịu của người trí thức trong chế độ phong kiến ấy. Vua quan phong kiến đối đãi với người tài khi hậu, khi bạc, không khác gì đối với cái quạt, khi cần chuyên tay, không cần thì xếp xó !

 

[b]CHuyện Xảy Ra Trong Phủ TỂ TƯớng [b]

một hôm, nhân việc quan rỗi rãi, Mạc Đĩnh Chi vào thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ, trang hoàng lộng lẫY, có treo một bức trướng to tướng, trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên cườị

- A, sứ thần "An Nam" thấy lạ lắm phải không? Ha ha!

Mạc Đĩnh Chi vội thẳng tay kéo soạt, bức tường rách toang, tiện tay xé luôn mấy cái nữa, bức tường rách tung ra từng mảnh rơi lả tả.

- Sao ngài lại xé? Sao ngài lại xé bức trướng qúi này? Một viên quan hốt hoảng kêu lên.

Mạc Đĩnh Chi nghiêm nét mặt lại, bảo:

- Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai, và chim sẻ thôị Vì trức là quân tử, chim sẽ là tiểu nhân, nay Thừa tướng lấy trúc với sẽ thều vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì ?

Viên Thừa tướng nọ ức qúa, song không có cớ gì để quở trách hoặc bắt đền được. Bấy lâu nay, ông ta đã từng tự hào có bức trướng dd.ep và sang trọng này, bức trướng từng tô điểm căn phòng thêm lịch sự, nay bỗng dưng rách tan thành, thật là tai bay vạ gió. Ông ta tiếc rẻ mãi, nhưng chỉ dám xuýt xoa trong lòng.

Tối hôm ấy, quan Thừa tướng mời Mạc Đĩnh Chi đến uống trà và ngâm vịnh. Ông ta cho bày tiệc trà ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát. Dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống trà thân mật, thỉnh thoảng Mạc lại ngâm một câu thơ, chủ cũng ngâm thơ hoại lạị Hai người cân tài cân sức, chẳng ai chịu kém. Đêm càng khuay, cả chủ lẫn kah'ch càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảnh tĩnh mịch. Khác lúc nào trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn thơ một vào thơ, vào cảnh thiên nhei^n. Chủ đôi lúc lại nhớ đến bức trướng rách trong lòng ấm ức, bực vì gặp hải ông khách qúa thô bạo.

Người đăng: admin