Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 53
Truy cập hôm nay: 2,328
Lượt truy cập: 10,293,370
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > ĐỊA DANH LỊCH SỬ

Từ năm 1070, nhà Lý cho dựng văn miếu ở Thăng Long. ở các địa phương cũng dựng văn miếu, văn chỉ. Lúc đầu văn chỉ không có mái (theo từ điển Đào Duy Anh, thì văn chỉ là nền tế thánh, tế Khổng Tử ở các hương thôn lập nên) chỉ là một nền đất phẳng có 3 hoặc 4 bệ thờ. Đến thế kỷ 19, một số nơi xây từ đường khang trang sạch đẹp. Văn chỉ tổng Đỗ Xá (nay thuộc thị xã Bắc Ninh) được xây hồi đó. Tổng Đỗ Xá xưa gồm 8 xã: Đại Tráng; Phương Vĩ; Thanh Sơn; Đáp Cầu; Thị Cầu; Cổ Mễ; Y Na; Đọ Xá.

Chi tiết

Từ thị trấn Kim Tân, thủ phủ huyện Thạch Thành, bon theo tỉnh lộ 516 qua các xã Thành Trực, Thành Vinh chừng 20 km đường nhựa, thêm gần chục km đường đất đỏ bụi mù là lọt vào đất xã Thành Mỹ, nơi có địa danh Mường Đòn, vốn được giới quản lý văn hóa Xứ Thanh liệt vào danh mục một trong những vùng đất còn lưu giữ đôi chút văn hóa cổ truyền đáng quý cần quan tâm bảo tồn và phát triển.

Chi tiết

Các làng quê ở Việt Nam thì làng nào cũng có một ngôi đình. Đình là ngôi nhà công cộng của làng quê thời xưa, dùng làm nơi thờ Thành Hoàng - một vị thần của làng (thường là các nhân vật lịch sử có công với nước hoặc những người có công dựng làng phát triển sản xuất) và họp việc làng. Đó là ngôi nhà to, cao rộng trong làng được dựng bằng những cây cột tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo, xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng những gỗ quý. Đình có tường xây bằng gạch, cũng có khi không xây tường, mái đình lợp ngói mũi hài, bốn góc có bốn đầu đao cong vút như hình đôi chim phượng uốn cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt nguyệt (lưỡng long chầu nguyệt). Mái đình như ôm ấp cả làng quê thân yêu.

Chi tiết

Đình Mạc Xá tại thôn Trạch Xá, xã Thi Cử( nay là thôn Mạc Xá, xã Tân Hồng) thờ thành hoàng là Vũ Hồn (804-853) , bố là người Hoa, mẹ là người Việt, quê trang Mạn Nhuế, Nam Sách; Năm 825, làm thứ sử Giao Châu, năm 841, thăng An Nam đô hộ phủ, cuối đời về sống ở ấp Khả Mộ, sau đổi thành Mộ Trạch (Bình Giang), nơi sau này trở thành Lò tiến sĩ xứ Đông.

Chi tiết

Đình Thạch Lỗi: Xa xưa thuộc làng A Lỗi, nay thuộc xã Thạch Lỗi; thờ Lý Quốc Bảo và phu nhân là Vũ Thị Thuỳ. Lý Quốc Bảo là con Lý Thiên Bản (ông Bản là anh ruột Lý Bí). Xây dựng vào thời hậu Lê, trùng tu năm Chính Hoà thứ 10(1689). Đây là ngôi đình có quy mô lớn theo kiểu tiền nhất hậu đinh, hiên bát vần, tiền tế 7 gian, trung đình 7 gian, hậu cung 3 gian. Công trình hiện còn căn bản của cuối thế kỷ XVII, chạm khắc tinh tế và phong phú về đề tài, là một trong những ngôi đình cổ tiêu biểu của Việt Nam. Hiện còn nhiều cổ vật có giá trị, trong đó có tấm bia Hành tại đình bi, khắc năm Chính Hoà 10(1689).

Chi tiết

Thăng Long - Hà Nội có không ít di tích thờ các vị tổ của nhiều nghề cổ truyền khác nhau, như: Đình của những người thợ làm giày ở phố Hàng Hành, đình thờ nghề nhuộm ở phố Hàng Đào, hay đình thờ nghề thêu và làm lọng ở phố Hàng Da. Nhưng cũng còn có cả những ngôi đình thờ nghề văn mà dấu tích còn lưu đến bây giờ.

Chi tiết

Đình Trịnh Xuyên: nôm gọi là đình Chiềng, ở làng Trịnh Xuyên, xã Nghĩa An, thờ ông Đạo Quang cư sĩ Vũ Đức Phong, con ông Vũ Danh Thành quê gốc ở Mộ Trạch,có công chống giặc ngoại xâm Chiêm Thành dưới triều Trần và anh dũng hi sinh tại chiến trường. Đình được xây dựng vào thế kỷ XVII, kiểu chữ công, quy mô lớn. Năm 1928 xây dựng tả, hữu vu làm nhà hội đồng và trường học. Đình còn tượng Vũ Đức Phong và nhiều đồ thờ có giá trị .

Chi tiết

Đình Vũ Xá tại thôn Vũ Xá, xã ái Quốc: thờ thành hoàng là Vũ Huệ cùng 7 gia thần tham gia kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê. Đình và miếu thờ Thành hoàng được xây dựng khá sớm, đến TK XVIII, đình được tôn tạo có quy mô lớn, gồm 5 gian tiền tế (21x11m), hạ xối, hai gian hậu cung bít đốc, các mảng điêu khắc thời Hậu Lê căn bản con giữ được đến nay. Tại đình còn 9 bia ký ghi lịch sử di tích từ thời Lê đến thời Nguyễn.

Chi tiết

Đình Đào Lâm: còn có tên là Đào Tùng ở thôn Đào Lâm, xã Đoàn Tùng, thờ 4 viên tướng thời tiền Lý: Phạm Văn, Thái tử Mạnh, Hoàng Công Bỉnh, Vũ Công Tạo, có công đánh giặc Lương, bảo vệ đất nước ở TK VI, hy sinh ngày 20 tháng 10. Đây còn là cơ sở Cách mạng và kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đình được xây dựng vào thời hậu Lê, trùng tu vào thời Nguyễn(1809, 1930), kiểu tiền nhất hậu đinh, quy mô lớn và còn đồng bộ về kiến trúc cũng như nội thất, lưu giữ nhiều cổ vật quý.

Chi tiết

YBĐT - Bên dòng sông Chảy, giữa trùng trùng điệp của những dãy núi đá vôi, những dải đồi muôn hình vạn trạng, lễ hội đền Đại Cại và du lịch sinh thái ở bình nguyên xanh Khai Trung (Lục Yên) đã tạo một ấn tượng mạnh mẽ, để lại một tình cảm khó phai mờ trong lòng du khách.

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »