Trang chủ Diễn đàn Tin tức Đăng ký Thư viện ảnh Hỏi đáp Video Giới thiệu Liên hệ Đăng nhập Xin chào
Danh mục
Thống kê
Đang online: 246
Truy cập hôm nay: 3,825
Lượt truy cập: 10,323,498
Hỗ trợ trực tuyến
Quảng cáo
KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ

 

Địa phương có nhiều người đỗ đại khoa nhất là trấn Kinh Bắc xưa (chủ yếu là tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang ngày nay, thêm một phần các huyện Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Vĩnh Phúc và Văn Giang (Hưng Yên ngày nay). Kể từ khoa thi đầu tiên thời Lý Nhân Tông năm 1075 đến khoa thi chữ Hán cuối cùng năm 1919, cả thảy có 843 khoa thi, lấy đỗ 2.991 tiến sĩ và 47 trạng nguyên, thì Kinh Bắc có 645 tiến sĩ (chiếm gần 1/3 cả nước) và 17 trạng nguyên (chiếm 1/3 cả nước).

Trong Hội Tao Đàn (Tao Đàn nhị thập bát tú, 28 ngôi sao văn học) thời Lê Thánh Tông thì Kinh Bắc chiếm một nửa: 14 người, Lê Thánh Tông là Chánh nguyên suý. Còn những phó nguyên sứ như: Thận Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Thái Thuận đều là người Kinh Bắc. Trên 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) ghi số tiến sĩ từ niên hiệu Đại Bảo thứ ba đời Lê Thánh Tông khoa Nhâm Tuất (1442) đến niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40 đời Lê Hiển Tông khoa Kỷ Hợi (1779) tất cả có 1,111 ông nghè thì một nửa là người Kinh Bắc. Đây là đất văn hiến.

Chi tiết

 

Đêm qua tự nhiên lục lại mấy cuốn sách cũ trên giá sách , Tiểu Siêu lại kiếm được một cuốn sổ tay văn hoá khá hay . Trong đó có phần nói về học vị ngày trước , nhân đây xin gửi tới cho chư vị xem qua .

Vào thời kỳ nhà Trần , học vị cao nhất là thái học sinh . Những người đỗ thái học sinh được chia ra làm 3 hạng ( gọi là tam giáp ) . Đó là :

- Đệ nhất giáp

- Đệ nhị giáp

- Đệ tam giáp

Đồng thời , trong danh hiệu Đệ nhất giáp nhà Trần cũng đặt ra danh hiệu tam khôi cho ba người đứng đầu danh hiệu này . Đó là :

- Trạng nguyên

- Bảng nhãn

- Thám hoa

Chi tiết

 

 Ở nước ta, sớm dùng cách chọn người bằng thi cử. Lệ chung là tất cả mọi người đều được thi như nhau. Chỉ có một số ít người không qua thi cử, đó là các "ấm tử" con các quan có công to. Nhưng dù được "làm tắt", các người ấy vẫn phải đủ sức giữ chức vụ, nếu không thì bị chê cười, rồi bị bỏ. ở nước ta các người được "phong tước" Công, Hầu, Bá, Từ, Nam, không được truyền tước cho con. Thi cử gần như là con đường độc nhất để ra "làm quan".

Từ đời Lê trở lên, Thǎng Long là nơi tổ chức các kỳ thi lớn. Từ khi Hà Nội chỉ còn là một tỉnh lị, thì ba nǎm một lần cũng có thi Hương. Trường thi Hà Nội gọi là "Trường Hà".

Vua Lý dựng Vǎn Miếu, mở trường Thái Học. Nǎm l075, kỳ thi "Đại Khoa" đầu tiên, đỗ đầu là Lê Vǎn Thịnh. Trạng Nguyên thứ hai, đỗ nǎm l086 là Mạc Hiển Tích, tổ của Mạc Đĩnh Chi. Trước, sau có 56 trạng nguyên, thì tỉnh Hà Bắc có 17 người, Hải Dương 15, Hà Đông 6, Nam Định 5, Hà Nội l, Thái Bình 2, Vĩnh Phú 2, Quảng Ninh l, Thanh Hóa 2, Hưng Yên l .

Chi tiết

 

1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)

Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự

 

2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )

Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).

 
Chi tiết

 

Đó là tấm bia mang tên TIÊN HIỀN LIỆT VỊ, bia văn chỉ xã Quan Tử huyện Lập Thạch, nay là thôn Quan Tử xã Sơn Đông huyện Lập Thạch. Tạo năm Tự Đức Mậu Dần (1878), tháng quý Đông. Nay đặt trong đền thờ nhà giáo Đỗ Khắc Chung thôn Quan Tử.

Bia có một mặt chữ, khuôn khổ 40 x 78 cm. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, gồm 12 hàng chữ, Trấn bia chạm rồng, mặt trời lửa.

Bia ghi tự hiệu, chức tước của 12 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) được suy tôn là bậc Hương hiền, được thờ trong làng Quan Tử.

Chi tiết

 

Từ khoa thi đầu tiên được tổ chức vào năm Ất Mão niên hiệu Thái Ninh tứ 4 đời Vua Lý Nhân Tông - năm 1075: Chế khoa Minh Kinh bác học đến khoa thi Tiến sĩ cuối cùng của năm Kỷ Mùi niên hiệu Khải Định thứ 4 đời Nguyễn Bảo Đại - năm 1919, lịch sử khoa cử Việt Nam đã có 844 năm lịch sử với trên 180 khoa thi trên 2900 vị đỗ các kỳ thi cấp trung ương: Khoa tiến sĩ và Chế khoa. Họ là lực lượng chủ yếu của hệ thống quan văn nắm giữ các mặt của tổ chức nhà nước và xã hội, là những tác giả chủ yếu của nền văn học cổ Việt Nam và kho tàng thư tịch Hán - Nôm, bao gồm nhiều môn khoa học: ngữ văn, sử học, địa lý, dân tộc học, y học…

Khoa cử Việt Nam về cơ bản theo mô hình của chế độ khoa cử Trung Quõc thời Trung đại, nhưng do điều kiện lịch sử và văn hóa của Việt Nam đã tạo nên nhiều dị biệt trong thể chế. Lịch sử và thành tựu của khoa cử một bộ phận của giáo dục - văn hóa Việt Nam đã góp phần đặc sắc vào văn hóa văn minh chung của toàn khu vực.

Chi tiết

 

Theo "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú, dưới thời phong kiến Việt nam ta có cả thảy 125 khoa thi với 127 đình nguyên và từ 127 đình nguyên này thì chỉ chọn có 47 Trạng nguyên, còn lại đều là bảng nhãn trở xuống.

 

Trong 47 vị được chọn đỗ trạng nguyên thì có 8 vị là người Hải Dương, gồm:

Chi tiết

 

Hưng Yên là vùng đát địa linh nhân kiệt. Nơi sinh ra nhiều người đỗ đạt, nhiều nhân vật tài giỏi, được sử sách ca ngợi, nhân dân truyền tụng. Trong lĩnh vực quân sự có Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Bình. Y học có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Khoa học có Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu. Văn học có nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng. Sân khấu chèo có Nguyễn Đình Nghị. Mỹ thuật có Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên. Hoạt động chính trị có Nguyễn Văn Linh, Tô Hiệu, Lê Văn Lương. v.v…

Gần 10 thế kỷ khoa cử Việt Nam (1075-1919) Hưng Yên có 228 vị đỗ đại khoa. Dưới đây là danh sách các vị đại khoa có tên khắc ở bia Văn Miếu Xích Đằng, Hưng Yên.

Chi tiết

Tạo sĩ là học vị cao nhất về Võ khoa đời xưa. Nó là Tiến sĩ Võ và cũng phải trải qua các khoa thi võ nghệ từ thấp lên cao, thường phải đậu Sơ cử (tức là Cử nhân Võ) xong mới được vào thi Bác cử để lấy Tạo sĩ. Kỳ thi Sơ cử (Cử Võ) và Bác cử cũng phải thi viết lý thuyết khá gay go qua các kỳ thi. Do đó Tạo sĩ phải khá giỏi về chữ nghĩa văn hóa mới đọc được binh thư, kinh điển và làm được văn bài sát hạch trong khoa thi Tiến sĩ Võ. Vì thế, Tạo sĩ tuy rất giỏi thập bát ban võ nghệ và trải qua nhiều pha thi đấu các loại binh khí và coi như được xếp vào hàng võ nghệ cao cường rồi. Triều đình và Binh Bộ còn bắt các thí sinh phải lầu thông kinh sử, binh pháp và sách Tứ Thư, Ngũ Kinh, Bắc Sử, Nam Sử nữa, bằng cách trả lời qua văn bài các câu hỏi rất chi tiết về chính trị, quân sự thời xưa và hiệntại khá ngoắt ngoéo để thử tài kiến thức, văn hóa của thí sinh võ. Ai có giỏi chữ nghĩa, thông hiểu các sách Tôn Ngô binh pháp, Hổ Trướng xu cơ, Binh thư yếu lược, Kinh, Sử, Tử, Tập,… mới viết được các bài văn nghị luận có cơ sở võ lược, chính trị quân sự xuất sắc. Như thế Tạo sĩ đời Hậu Lê cũngnhư triều Nguyễn (thế kỷ 18 và 19) là các bậc văn võ kiêm toàn cả. Đậu Tạo sĩ xong thường trở thành các tướng lĩnh và giữ chức vụ quan trọng ngoài biên ải, các Trấn, Doanh hoặc Võ quan cao cấp trong triều đình. Do đó, Tạo sĩ cũng được rước vinh quy bái tổ long trọng không kém gì Tiến sĩ.

Chi tiết

 

Nước ta bắt đầu có thi Nho học từ năm 1075 d­ới triều Lý Nhân Tông và chấm dứt thi Nho học vào năm 1919 đời vua Khải Định nhà Nguyễn. Trong 845 năm đó, đã có nhiều loại khoa thi khác nhau, ở mỗi triều đại lại có những đặc điểm khác nhau, song trong các đời Lý, Trần, Hồ có một đặc điểm chung là các khoa thi đều do triều đình đứng ra tổ chức, chỉ đạo thi.

Đời Lý mới bắt đầu có thi Nho học, quy chế thi thế nào nay không có điều kiện biết rõ, như­ng nói chung có lẽ các chế định còn sơ sài, chư­a thành nếp rõ rệt, ngư­ời ta tùy theo nhu cầu tuyển lựa quan lại của từng thời kỳ mà tổ chức thi và căn cứ theo nội dung thi, đối t­ợng dự thi, tuyển chọn mà đặt tên khoa thi như­: thi Nho học tam trư­ờng, thi tuyển ng­ười có văn học sung vào viện Hàn Lâm, thi tuyển ngư­ời vào hầu vua, hầu đông cung Thái tử học...

Chi tiết
Trang:1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 10« Back · Next »